Bài giải môn Hóa, Địa và tiếng Anh

Bài giải môn Hóa, Địa và tiếng Anh
TPO - Tiền Phong Online xin giới thiệu lời giải các môn thi ĐH-CĐ sáng nay gồm Hóa học, Địa lý và tiếng Anh do Trung tâm Hocmai.vn và các giảng viên ĐH tại TPHCM thực hiện. Đón xem đáp án chính thức các môn thi đợt 2 của Bộ GD - ĐT vào đầu giờ chiều nay.

>> Bài giải môn Hóa (Trung tâm hocmai.vn)
>> Bài giải môn Hóa (Nhóm giảng viên ĐH tại TPHCM)
>> Bài giải môn tiếng Anh (Trung tâm hocmai.vn)
>> Bài giải môn tiếng Anh (Nhóm giảng viên ĐH tại TPHCM)
>> Bài giải môn Địa (Trung tâm hocmai.vn)
>> Bài giải môn Địa (Nhóm giảng viên ĐH tại TPHCM)

Bài giải môn Hóa, Địa và tiếng Anh ảnh 1
Thí sinh ra khỏi phòng thi môn Hóa tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội sáng 10/7. Ảnh Đỗ Hợp

Đề Hóa: Khó nhưng hấp dẫn

>> Bài giải đề toán khối B (Trung tâm Hocmai.vn thực hiện)
>> Bài giải đề toán khối D (Trung tâm Hocmai.vn thực hiện)
>> Bài giải đề toán khối B (Nhóm giảng viên ĐH tại TPHCM thực hiện)
>> Bài giải đề toán khối D (Nhóm giảng viên ĐH tại TPHCM thực hiện)
>> Bài giải đề Sử khối C (Trung tâm Hocmai.vn thực hiện)
>> Bài giải đề Sử khối C (Nhóm giảng viên ĐH tại TPHCM thực hiện)
>> Bài giải đề thi môn Văn và Sinh

Theo thầy Nguyễn Tấn Trung- giáo viện dạy hóa của trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn (TPHCM) cho biết đề Hóa khối B khó nhưng hấp dẫn, người ra đề đã khai thác phần tính toán một cách sâu sắc, câu bài tập rất khó đòi hỏi thí sinh phải biết suy luận, bình tĩnh tính toán thì mới ra kết quả.

Đề Hóa năm nay có nhiều câu mới lại, câu 27, mã đề 637 thí sinh sẽ lúng túng vì có khái niệm mới, nếu không có chuẩn bị kiến thức thì thí sinh sẽ khó làm được. Câu số 1 tác giả gài nhiều yếu tố, nếu tính không cẩn thận học sinh rất dễ sai ở câu này. Câu 26 không hề lạ nhưng đòi hỏi phải có kĩ thuật giải thì mới nhanh chóng ra đáp án.

Thầy Trung cũng cho rằng nếu thí sinh có chuẩn bị tốt về kiến thức thì mới được điểm 7 trở nên, 8 điểm hơi ít thí sinh đạt được. Trong bài chỉ có 2-3 câu dễ chỉ cần thuộc bài là làm được còn 8 câu thì thực sự thí sinh khá giỏi mới ra kết quả đúng được.

Đề Hóa năm nay  được đánh giá là hấp dẫn, độ khó có thể lớn hơn cả khối A, tính toán rất nặng nề, có 3 câu “bẫy” thí sinh là câu 1, câu 32 và câu 25.

“Điểm 10 sẽ cực hiếm, điểm 5 cũng thuộc học sinh khá giỏi rồi, học sinh trung bình khó đạt điểm 5”, thầy Trung nói.

Dù nhiều câu bài tập cần tính toán phức tạp nhưng với Đào Xuân Thụy (Kiến Thụy- Hải Phòng) đánh giá, đề này học sinh khá có thể làm được 7-8 điểm, 8 điểm trở nên thì cần một chút tư duy. Còn để đạt được 9, 10 điểm thì phải thực sự xuất sắc, phải đọc tài liệu ở sách nâng cao và phải biết tổng hợp kiến thức, có kĩ năng làm bài tốt.

Đề dài và khó hơn năm ngoái, bài tập “nặng” và phải tính toán khá nhiều. Có 20 câu dễ làm đúng đáp án ngay nhưng 10 câu phải cần tư duy cao. Em tính được ít nhất 8,5 điểm. Em chắc 3 môn chỉ được 25 điểm nhưng thi trường Đại học Y nên cũng run lắm”, Đào Xuân Thụy cho biết.

Còn Lê Thị Thu (Hà Giang) thì méo mặt vì thấy đề Hóa năm nay khó, ngang với đề khối A nên Thu làm không được tốt lắm.

“Ngay từ đợt 1 xem thấy đề Hóa khối A em đã choáng vì nhiều câu. Hôm nay thì thực sự thấy đề khối B của bọn em chả dễ dàng hơn tẹo nào. Năm nay phải chịu 2 môn khó thì chắc điểm thấp mất thôi”, Thu cho biết.

Địa lý : Đề hay, có khả năng phân loại thí sinh

Theo nhiều thí sinh khối C ra khỏi phòng thi cho biết, với đề thi Địa lí sáng nay, học sinh nào nắm kiến thức cơ bản thì đạt 7-8 điểm. Bài tập dễ, đề không dài.

Tại một hội đồng thi của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hoàng Thị Loan ở Tuyên Quang có vẻ mặt  bình thản sau khi nộp bài. Loan làm hết cả phần bài tập và những câu hỏi lí thuyết nhưng vẫn nghĩ mình chỉ đạt được khoảng 7 điểm vì thấy một câu làm không chắc chắn lắm.

Loan cho biết đề có độ dài bình thường, các câu tương đương nhau, chỉ khó câu 2, phần 1. Còn lại Loan thấy câu vẽ biểu đồ lại là câu “ăn điểm” vì câu này thí sinh thường mất điểm và mọi năm câu này khó hơn nhiều.

Còn thí sinh Lê Văn Toàn (Thanh Hóa) lại chi rằng đề này bình thường, không dài, còn dễ hơn cả đề thi tốt nghiệp.

“Em làm tốt được 80%, nhưng dù môn này có được 7 điểm thì tổng ba môn em cũng chỉ được khoảng 15 điểm thôi. Thế này thì cũng chỉ qua mức điểm sàn không thể đỗ được”.

Còn thí sinh Nguyễn Thị Hương (Tuyên Quang) thi ở Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội cho biết đề thi môn Địa lí 2009 giải quyết được những vấn đề cơ bản của chương trình Địa lí lớp 12, phù hợp với năng lực của học sinh. Đây thực sự là một đề vừa sức. Đề  thi này không khó. 

Theo giáo viên Đặng Thị Thiếu Huyền- giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP Hồ Chí Minh nhận định đề Địa lí năm nay kiến thức nằm trọn trong sách giáo khoa nhưng hơi khó. Có những câu lí thuyết trong đề cần khả năng phân tích, suy luận của thí sinh. Câu bài tập cũng đòi hỏi kĩ năng về phân tích biểu đồ, nhận xét về số liệu. Muốn làm hết bài thì thí sinh ngoài học cơ bản cần phải biết tổng hợp kiến thức.

Trong đề có câu 1 là câu thí sinh thuộc lòng cũng có thể làm được còn các câu khác khó hơn. Đề địa lí năm nay được đánh giá là hay, kiến thức trải đều hỏi đầu cho đến cuối chương trình học của học sinh, đề chuẩn theo đúng cơ cấu cần thiết của đề thi.

Câu vẽ biểu đồ thực ra vẫn khó như năm ngoái chứ không dễ như thí sinh tưởng vì cần phải xử lí cả số liệu. Với đề thi này thì điểm của thí sinh sẽ không cao. Đề có sự phân hóa học sinh sâu sắc.

Đề Tiếng Anh: Vừa sức, bao quát được chương trình

Theo thí sinh Hoàng Thị Nhàn (Bắc Giang) đề thi môn Tiếng Anh năm 2009 không quá khó, tuy nhiên phần bài đọc hơi dài: “Với đề này thì mình mất đứt điểm ở phần bài đọc rồi. Chắc thế này cùng lắm chỉ được 6 điểm”.

Còn thí sinh Nguyễn Tuấn Mỹ ở Hà Nội thi vào Trường Đại học Bách Khoa  cho biết đề tiếng Anh năm nay vừa sức nếu không muốn nói là dễ: “chỉ riêng phần ngữ pháp thì hơi khó còn lại các phần khác đều dễ, bám sát chương trình cơ bản”.

Chính vì thấy đề vừa sức nên theo Mỹ sẽ có rất nhiều bạn dễ dàng ăn điểm 8 môn này

Còn Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội) thì thở phào nhẹ nhõm vì thấy nhiều câu trong đề vừa sức học, cơ bản, đề có thể phân loại được thí sinh. Phần đoạn văn hơi dài. Có vài câu đánh đố thí sinh. Tuy nhiên, Tuấn Anh cũng cho rằng đề dễ thở và mặt bằng chung cũng được 6-7 điểm mà không quá khó.

Theo cô Lê Thị Thanh Xuân (Giảng viên của trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn, TPHCM) cho biết, về cấu trúc ngữ pháp đề Tiếng Anh đã bao quát được chương trình học của học sinh.

Tuy nhiên, câu hỏi số 4 của mã đề 469 có thể khiến học sinh bối rối vì không biết chọn đáp án là D hay là A vì đáp án chính xác là A nhưng nếu chọn là D thì trong trường hợp sử dụng câu giao tiếp đó ở giọng văn thân mật vẫn chấp nhận được.

Nhưng theo cô Xuân, đề Tiếng Anh của khối D năm nay cũng không phải là dễ mà vẫn khó, vẫn có thể phân loại được học sinh. Những thí sinh học khá để đạt 8, 9 điểm là không nhiều. Đề này về độ khó thì ngang ngửa với năm ngoái, đề hay, hỏi được nhiều khía cạnh và bao quát được kiến thức.

MỚI - NÓNG