Mưa lũ ở miền Trung: Nhiều người mất tích, miền núi cô lập

Mưa lũ ở miền Trung: Nhiều người mất tích, miền núi cô lập
TP - Tính đến sáng qua, 8/9, Quảng Nam có thêm ba người chết và mất tích do lũ cuốn.

>> 8 người chết và mất tích do áp thấp nhiệt đới
>> Mưa lũ ở miền Trung: Nhiều nông dân trắng tay
>> Miền Trung: Mưa lớn, tám người chết và bị thương

Mưa lũ ở miền Trung: Nhiều người mất tích, miền núi cô lập ảnh 1
Sạt lở tại đường huyết mạch ĐT 604 nối Đà Nẵng với Đông Giang và Tây Giang

Anh Đinh Văn Thông (1982, dân tộc Cơ Tu, ở thôn Tư, huyện Đông Giang), là cán bộ nông lâm xã Tư, trên đường đi làm về nhà, khi qua cầu thôn Lấy bị nước lũ cuốn trôi mất tích. Lúc 19 giờ ngày 7/9, anh Nguyễn Thanh Tịnh (18 tuổi, ở thôn 5, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh) khi đi xe máy qua ngầm đường trước UBND xã Tam Lộc, bị lũ cuốn trôi chưa tìm thấy.

Sáng ngày 8/9, tại khu vực Sông Đầm, thôn Ngọc Mỹ, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, em Trần Quang huy (SN 2000, học lớp 4 tại cơ sở Ngọc Mỹ, thuộc trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân – TP Tam Kỳ, bị chết đuối khi đang theo mẹ ra đồng cứu lúa bị ngập.

Tại dốc Kiền đường DT 604 nối Đà Nẵng với miền núi Đông Giang và Tây Giang (Quảng Nam), một đoạn đường dài hơn 500m bị đất đá từ vách núi bên bờ taluy âm đổ xuống, khiến giao thông hầu như ách tắc, nhiều xe vận chuyển lương thực từ Đà Nẵng lên phải quay đầu.

Công ty Quản lý Sửa chữa Công trình Giao thông & Thoát nước TP Đà Nẵng đang khẩn trương khắc phục nhưng do mưa lớn kéo dài, núi tiếp tục sạt lở nên đường vẫn chưa thông.

Phó Chủ tịch Huyện Tây Giang Bling Mia cho biết, đường từ trung tâm huyện Tây Giang đi các xã miền núi biên giới cũng sạt lở, gây khó khăn trong vận chuyển hàng hoá lên các xã Tr’Hy, Ch’Ơm, Axan...

Tăng giá do lũ

Khoảng 9h45’ ngày 8/9, cơn mưa lớn kèm theo gió lốc làm ngã đổ liên tiếp hai cây thông cổ thụ gần 70 năm tuổi tại số 9 đường vòng Nguyễn Đình Chiểu (phía sau tháp chuông Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, phường 9 TP Đà Lạt, Lâm Đồng).

Cây thông thứ nhất có đường kính lên tới 80cm, cao 15m và cây thứ hai có đường kính 60cm, cao gần 10m.  

Do bị sạt lở ách tắc tại khu vực Dốc Kiền nối Đà Nẵng với miền núi Đông Giang (Quảng Nam), nên mỗi xe máy muốn qua phải trả 100 ngàn đồng để thuê người khiêng. Trung bình có đến cả trăm xe máy qua lại hàng ngày ở đây.

Việc vận chuyển lương thực thực phẩm khó khăn, nên giá cả nơi đây cũng bắt đầu leo thang. Gạo từ 6,5 ngàn/kg lên 8,5 ngàn/kg. Được biết, tỉnh hiện dự trữ hơn 1.000 tấn gạo và các nhu yếu phẩm đưa về đến các trung tâm cụm xã ở miền núi, chuẩn bị thuốc để chống dịch. 

Hàng chục điểm sạt lở mới xuất hiện trên tuyến đường Hồ Chí Minh.Tại Km426T – Km510T, mưa lũ đã làm xói lở ta-luy âm, gây sạt lở nền đường. Đoạn Thạnh Mỹ - Đắc Zơn từ Km243 đến Km334, mưa đã làm sạt ta-luy âm khiến xuất hiện vết nứt cắt ngang mặt đường.

Đoạn từ Quảng Nam đi Kon Tum có 16 vị trí bị sạt lở. Đường từ trung tâm huyện Phước Sơn đi năm xã vùng cao là Phước Chánh - Phước Công - Phước Kim - Phước Thành và Phước Lộc bị chia cắt ; hai ngầm nước Chè và nước Mỹ bị ngập sâu 5 ngày qua; suối Nước Kiết tại xã Phước Kim, nước lũ đổ về dâng cao, cũng làm tắc đường; đường liên thôn của xã Phước Lộc, Phước Kim bị sạt lở nhiều đoạn. 

Trong sáng qua, UBND tỉnh Quảng Nam họp khẩn bàn biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ. Ông Lê Minh Ánh, Chủ tịch tỉnh chỉ đạo các huyện miền núi tập trung lực lượng sẵn sàng sơ tán dân ở khu vực có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm ở những nơi dễ bị chia cắt, cô lập,v.v.

Quảng Ngãi: Thiệt hại 31 tỷ đồng

Sáng qua, Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão & Tìm kiếm Cứu nạn (PCLB & TKCN) tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính đến ngày 7/9 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lũ trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại trên 31 tỷ đồng. Toàn tỉnh có hai người mất tích và năm người bị thương do sét đánh.

Diện tích lúa bị thiệt hại, ngã đổ gần 4.000 ha, diện tích rau, màu ngắn ngày bị thiệt hại: 4.400 ha. Mưa lũ cũng làm  hư hỏng 18.000 m3 kênh mương. Bốn tuyến đường giao thông nông thôn bị sạt lở cuốn trôi 5.500 m3 đất, đá và bê tông. Đặc biệt mưa lũ đã làm bốn tàu cá của ngư dân bị chìm, trôi dạt mất tích hai sà lan hút cát.

Ban chỉ huy PCLB&TKCN Quảng Ngãi đề nghị tỉnh và trung ương hỗ trợ 15 tỷ đồng để kịp thời khắc phục trước mắt một số thiệt hại về sơ sở hạ tầng, dân sinh, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp... giúp nhân dân ổn định đời sống.

Quảng Nam: Người nuôi tôm lo mất trắng

Nhiều hồ tôm ở Quảng Nam bị tràn bờ, trong khi mưa chưa có dấu hiệu giảm. Anh Nguyễn Tấn Thanh, chủ hộ nuôi tôm ở thôn Đông Tác (Bình Nam, Thăng Bình) cho biết anh đã giăng lưới quanh ao nhưng, với diện tích thả nuôi khoảng hai ngàn mét vuông, nếu nước tiếp tục dâng, đành bó tay để tôm trôi ra biển.

Tại Bình Nam hiện còn 50 ha tôm cận ngày thu hoạch. Thả lưới giăng bờ giữ tôm cũng là cách cuối cùng để các hộ nuôi tôm tại huyện Núi Thành đối phó với mưa lớn. Nhiều người đã thu hoạch sớm, chấp nhận thua thiệt.

Ông Nguyễn Tấn Hà (thôn Bình Phú, xã Tam Tiến) có hơn 7.500 m2 ao tôm, nửa tháng nữa sẽ thu hoạch. Ông sẽ phải thu hoạch sớm, dù giá tôm thịt hiện nay rất thấp, khoảng 38 nghìn đồng/kg, thương lái ít chịu thu mua.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh,  hiện mới có 620 ha/1.610 ha tôm được thu hoạch. Đã có 72 hồ  tôm  bị thiệt hại nặng do đợt mưa này. 

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.