Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử

Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử
TPO - Rốn lũ Canh Vinh (Vân Canh – Bình Định) tiêu điều và tan nát sau lũ dữ. Nơi đây vừa hứng chịu dòng lũ quét mạnh nhất  và chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Hiện tại vẫn còn 1 thôn với trên 500 dân đang bị cô lập hoàn toàn.

90 người thiệt mạng

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tính đến chiều nay 4/11, con số người thiệt mạng do cơn bão số 11 đã lên tới 90 người, nặng nhất là Phú Yên có tới 65 người.

Theo thống kê ban đầu, trên địa bàn xã Canh Vinh có 2 người chết (toàn huyện 4 người chết, 1 người mất tích), 32 ngôi nhà sập hoàn toàn, 158 nhà hư hỏng nặng, trên 500 tấn lúa ăn dự trữ, gần 300 con trâu, bò, 1.000 con heo và 6.500 con gia cầm bị lũ cuốn trôi và chết do ngập nước; gần 90% hoa màu hư hại nặng; 3 chiếc cầu tỉnh lộ bị sập hoàn toàn...

Chị Nguyễn Ngọc Tá, 65 tuổi trú tại xóm 4, xã Canh Vinh có chồng là anh Nguyễn Ngọc Lượng bị mất tích 2 ngày, mới tìm thấy xác ngoài bãi cát cách nhà chừng 2 cây số gượng nói: “Giờ nhà cửa bị sập hết, trôi hết, chồng cũng bị trôi, tài sản là mấy con bò và lúa gạo nhưng giờ cả 5 con bò đều chết trôi, lúa gạo bị nước cuốn… chắc những người còn lại cũng chết mất nếu không ai giúp đỡ”.

Ngày 3/11, tại ngôi nhà đổ nát của chị Tá, đại diện UBND tỉnh Lê Hữu Lộc đã trao trực tiếp 3 triệu đồng hỗ trợ cho trường hợp gia đình có người chết do bão và quà cho những hộ gia đình khác có nhà bị sập hoàn toàn.

Trước mặt chúng tôi là cả một sự tang thương sau cơn lũ dữ...

Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử ảnh 1
Cầu Ngô La tại địa phận xã Canh Vinh bị dòng nước lũ cuốn trôi mất một nửa. Ảnh : Việt Hương

Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử ảnh 2 Đêm lũ lên nghe tiếng dân kêu cứu quá trời mà không tài nào sang phía bên kia (phía bắc thị trấn) để cứu được, có hai chiếc cầu nối tỉnh lộ bị sập đổ xuống sông hoàn toàn. Giờ lũ qua, nhìn lại thảm cảnh mà nhân dân hứng chịu tui quá đau lòng, toàn một màu trắng tiêu điều, tan nát” Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử ảnh 3.

Ông Lê Thanh Trang, Chủ tịch huyện Vân Canh 

Bà con nhân dân thôn 4 phản ánh, lũ về quá nhanh, sức mạnh của nó cuốn hết nhà cửa, trâu bò và tài sản còn lại – Họ nói đây là một cơn lũ chưa từng có trong vòng 40 năm qua.

Chị Huỳnh Thị Tám, trú Canh Vinh 3 nói trong nước mắt: “Giờ chỉ còn bộ đồ mặc trên người 2 ngày nay, trôi hết rồi không biết xin ai hết vì cả làng này nhà ai cũng bị trôi hết vật dụng. May mà còn người…”.

Ông Nguyễn Văn Phú, 58 tuổi chỉ tay về phía những đồ đạc bị lũ cuốn tấp lơ lửng trên ngọn tre: “Nhà sập đã đành, những nhà không sập cũng bị nước luồn vào trong lôi ra hết vật dụng như nồi niêu, chăn màn, giường tủ, quần áo…, hết sạch sành sanh, ai cũng như ai”.

Ông Lê Thanh Trang, Chủ tịch huyện Vân Canh than thở: “Đêm lũ lên nghe tiếng dân kêu cứu quá trời mà không tài nào sang phía bên kia (phía bắc thị trấn) để cứu được, có hai chiếc cầu nối tỉnh lộ bị sập đổ xuống sông hoàn toàn. Giờ lũ qua, nhìn lại thảm cảnh mà nhân dân hứng chịu tui quá đau lòng, toàn một màu trắng tiêu điều, tan nát”.

Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử ảnh 4
Bộ đội cùng người dân đang giúp chống lại căn nhà của chị Nguyễn Ngọc Tá ở xã Canh Vinh. Ảnh : Việt Hương 

Hàng ngàn ngôi nhà vẫn chìm trong nước

Hiện nay, trên địa bàn TP Quy Nhơn, 2 phường Nhơn Phú và Nhơn Bình vẫn chìm trong biển nước.

Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử ảnh 5

Nhiều khu dân cư phía đông huyện Tuy Phước, Quy Nhơn vẫn đang bị ngập chìm trong nước lũ . Ảnh: Viết Ý -TTXVN 

Nước lũ trên nguồn đổ dồn xuống sông Hà Thanh càng lúc càng lớn đã làm ngập nhiều khu dân cư, hơn 1.000 ngôi nhà dân ở phường Nhơn Phú, Nhơn Bình bị ngập sâu trong nước. Nước lũ tràn qua đê Đông phường Nhơn Bình trên 1m, làm vỡ đê sông Hà Thanh thuộc địa phận khu vực 7 và 8, phường Nhơn Phú; tràn qua hồ Phú Hòa dẫn đến ngập lụt toàn bộ khu vực 8, phường Quang Trung.

Hai tuyến đường ra vào thành phố là Hùng Vương và quốc lộ 1D nhiều đoạn ngập sâu trên 1,5m, không thể qua lại được. Hầu hết người dân ở khu vực này đều phải chạy lũ. Có người chỉ kịp thoát thân khi nước lũ ào vào nhà, mọi vật dụng trong nhà đều bị lũ cuốn phăng. Đường ray xe lửa đoạn ở phường Nhơn Phú trở thành điểm tránh lũ của nhiều hộ gia đình.

Ông Trần Vĩnh Phúc, ở KV 6 phường Nhơn Phú, cho biết: “Hai giờ sáng ngày 3/11, nước lũ ập vào nhà xối xả. Vì quá đột ngột, hai vợ chồng chỉ kịp ôm hai đứa con chạy lên đường sắt tránh lũ. Còn mọi vật dụng trong nhà đều đã bị nước lũ cuốn trôi.”

Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử ảnh 6

Công an Phú Yên đưa dân khỏi nơi nguy hiểm. Ảnh: Báo Phú Yên

Theo thống kê sơ bộ của UBND TP. Quy Nhơn đến sáng 4/11, toàn thành phố vẫn còn hàng ngàn hộ dân có nhà bị lũ nhấn chìm trong nước. Trong đó, phường Bùi Thị Xuân có hơn 1.000 ngôi nhà bị ngập lụt, nặng nhất là ở khu vực 5 và khu vực 6 giờ nước đã rút gần hết; hàng trăm hộ dân ở phường Trần Quang Diệu cũng lâm trong cảnh tương tự.

Đặc biệt tại phường Nhơn Phú, Nhơn Bình cho đến thời điểm này vẫn chưa xác định số hộ dân có nhà bị ngập, chưa thể thống kê được số hộ cần cứu đói và di dời, vì 2 địa phương này là vùng rốn lũ.

Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử ảnh 7
 Nước lũ mạnh xói rỗng toàn bộ đất đá phía dưới đoạn đường sắt  đi qua địa phận xã Canh Vinh. Ảnh : Việt Hương

Hiện tất các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang cùng nhau ra sức để đem đến tận từng người dân những gói mì tôm, chai nước uống. Ngành môi trường cũng trực tiếp xuống các địa phương nước lũ đã rút để xử lý nước uống khẩn cấp cho dân.

Sáng nay, hàng ngàn phần quà đã đến tay dân, giải tỏa phần nào cái đói cái khát đến quặn lòng của hàng trăm hộ dân khu vực thành phố và lân cận bị cô lập trên nóc nhà từ 2 ngày nay.

Phú Yên : 65 người chết do mưa lũ

Bình Định: Tang thương nơi rốn lũ lịch sử ảnh 8
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm hỏi đồng bào vùng lũ tại Phú Yên. Ảnh : Chinhphu.vn
Chiều nay 4/11, sau khi thị sát các điểm ngập lũ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã họp với lãnh đạo tỉnh Phú Yên, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện ngay những biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả cơn bão số 11.

Đến nay, thiệt hại về người và tài sản do bão số 11 của Phú Yên tăng lên từng giờ. Số người thiệt mạng đến nay đã lên tới 65 người, 16.413 ngôi nhà sập hoàn toàn, hơn 5.500 nhà hư hỏng, tốc mái, 22 tàu thuyền bị chìm,  ước thiệt hại về nông nghiệp rất lớn,hiện chưa thống kê được. Giao thông bị chia cắt, hư hỏng ở nhiều tuyến, đường sắt bị ngập và treo ray nhiều đoạn, đến sáng 4/11 vẫn phải trung chuyển khách bằng xe ô tô.

Trong khi đó, lũ sông Ba tiếp tục dâng lên rất cao, nhiều xã dọc sông tiếp tục chìm sâu và bị chia cắt. Lực lượng cứu hộ, cứu trợ tại chỗ, từ tỉnh đã được huy động tối đa để ứng cứu. Trung ương cũng đã chi viện cho tỉnh 3 máy bay trực thăng, vận chuyển liên tục hàng hóa, lương thực cho nhân dân các vùng bị chia cắt.

Tuy nhiên, do tình hình nước lũ lên nhanh, lực lượng, phương tiện không đáp ứng đủ nên công tác cứu trợ rất khó khăn. Nhiều điểm dân cư vẫn bị cô lập, thậm chí mất thông tin, liên lạc.

Theo Chinhphu.vn

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.