Một người Mỹ mê nhạc Việt

Một người Mỹ mê nhạc Việt
Tiến sĩ âm nhạc Mỹ, ĐHTH Pittsburgh Jason Gibbs vừa trở lại Hà Nội để tìm kiếm tư liệu cho giai đoạn nghiên cứu âm nhạc Việt Nam tiếp theo của mình. 12 năm qua, ông chi tiêu hầu bao của mình cho niềm đam mê: Nhạc Việt.

Vì niềm đam mê nghiên cứu âm nhạc Việt Nam, suốt 12 năm qua ông tự bỏ tiền túi để thường xuyên về Việt Nam vùi đầu vào thư viện, đến nỗi bị vợ chê "sống tẻ ngắt", và để tham gia các hội thảo quốc tế liên quan đến Việt Nam...

Vâng, tháng 11 tới đây, cả gia đình chúng tôi sẽ lại đến Hawaii, tham gia hội thảo về chiến tranh và Việt Nam. Tôi sẽ có một bản tham luận về những ca khúc trong chiến tranh, nhất là ca khúc trong phim cách mạng của Việt Nam. Tôi rất thích Bài ca không quên của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn.

Vậy là ông chuyển sang nghiên cứu một giai đoạn âm nhạc mới của VN, vì trước đây ông chỉ viết về giai đoạn trong thời kỳ đầu của tân nhạc?

Bài viết của tôi được đăng trên tạp chí Âm nhạc châu Á (Asean Music), chủ yếu nói về nền ca khúc Việt Nam thời kỳ đầu tiên, như bài Truyền thống và cách tân trong ca khúc đại chúng Việt Nam thời kỳ đầu, Nhạc tiền chiến - nguyên gốc của ca khúc đại chúng Việt Nam, Bối cảnh Đông DươngNhững ca khúc Việt Nam hiện đại đầu tiên... Giờ đây tôi chuyển sang nghiên cứu ca khúc VN thời kỳ chiến tranh và sau này.

Hẳn ông thấy nhạc nhẹ Việt Nam có một lượng công chúng đáng kể, có những ca sĩ tài năng?

Tôi thừa nhận điều này. Tôi vẫn nghe Trần Thu Hà, Thanh Lâm và Mỹ Tâm. Công chúng nghe họ đa phần ở thành thị, chứ không phải nông thôn.

Tính đại chúng trong sinh hoạt âm nhạc hiện nay ở VN cũng là điều được ông quan tâm?

Tôi về quê vợ ở Vĩnh Phúc, thầy hầu như dân tình hát karaoke nhạc Việt nhưng hình ảnh minh họa toàn các cô người mẫu ngoại, xấu lắm, mặc bikini đi dạo trên bãi biển.

Âm thanh và hình ảnh không ăn khớp với nhau, nhưng người hát vẫn thích thú. Đó chính là một mảng đời sống thực sự của âm nhạc đại chúng, thật tiếc chưa có nhà nghiên cứu nào của Việt Nam tìm hiểu ngọn nguồn.

Thể loại "nhạc chế", tại sao bị cấm mà vẫn phổ biến như vậy. Phải chăng đó là tâm lý và thẩm mỹ âm nhạc của đại chúng? Tôi cho rằng, nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng, sẽ giúp ích rất nhiều cho giới sáng tác, để họ hiểu đại chúng hơn và đáp ứng nhu cầu của đại chúng tốt hơn...

Hoàn toàn bỏ tiền túi để nghiên cứu và phổ biến các nghiên cứu nhạc Việt của mình, ông thấy công việc có lợi ích cụ thể gì không? Uy tín của ông tại Thư viện thành phố San Francisco, nơi ông làm việc chẳng hạn?

Ích lợi cụ thể nào đó thì không. Vì yêu thích nên tôi tìm hiểu, nay chẳng lẽ bỏ lửng, thế thì hoài công. Chỉ một vài đồng nghiệp biết công việc của tôi, đây là nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, không được ai tài trợ. Thỉnh thoảng, tôi vẫn được mời tham dự các hội thảo quốc tế về âm nhạc, nên có đồng nghiệp nào biết họ cũng nể nang tôi đôi chút.

MỚI - NÓNG