Tên: Trần Sơn Trà

Mũi khoan xuyên lòng di tích quốc gia Yên Tử?

Mũi khoan xuyên lòng di tích quốc gia Yên Tử?
Từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có chỉ thị dừng khai thác than tại Yên Tử. Thế nhưng, mới đây ngành than lại xới lại chuyện khai thác ngay dưới lòng đất của di tích.

Chỉ thị viết : “Dừng ngay việc khai thác than lộ thiên ở khu vực than Thùng, ở hầm lò 370...Tiến hành trồng rừng và tích cực bảo vệ rừng để bảo đảm cảnh quan khu di tích Yên Tử”.

Công nghệ khai thác than mỏ Nam Mẫu vừa được Cty tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp (TCty Than VN)  tung ra tại một cuộc hội thảo gần đây, trong đó nhấn mạnh công nghệ khai thác bằng sức nước với nhiều ưu điểm: an toàn lao động cao, hạn chế thấp nhất nguy hiểm về bệnh bụi phổi cho công nhân, năng suất lao động tăng 1,5-2 lần trong cùng điều kiện địa chất tương tự... Đụng vào địa điểm nhạy cảm như Yên Tử, các nhà tư vấn khẳng định công nghệ sức nước còn có ưu thế khác: không cần nổ mìn.

Đại diện Cty tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp cho biết: “Việc áp dụng công nghệ khai thác bằng sức nước tại khu vực Yên Tử cho phép khai thác các vỉa than có chiều dày và góc dốc thay đổi”. Sắp tới, có thể ngành than Quảng Ninh sẽ lập một dự án áp dụng thử nghiệm công nghệ này tại vùng than Yên Tử TI -:- TX có trữ lượng khá lớn từ mức +125 lên lộ vỉa khoảng 70 triệu tấn.

Chúng tôi không muốn bàn sâu tới vấn đề ứng dụng công nghệ hiện đại vào dây chuyền đưa than lên mặt đất. Bởi việc dùng sức nước để khai thác than đang rất phổ biến và phát triển tại Liên bang Nga, Ucraina, Trung Quốc, Ba Lan...Chuyện lớn cần đặt ra ở đây chính là sự an toàn và mỹ quan của di tích Yên Tử-như một đạo tràng của Thiền phái Trúc Lâm, một di tích quốc gia.

Ngành than sẽ tiến hành khai thác địa điểm cụ thể nào tại Yên Tử? Theo báo cáo từ phía Cty tư vấn, đó là diện tích 5,2km2  khu vực than Thùng-Yên Tử, thuộc diện tích 29,2km2 vùng bảo vệ di tích mà năm 1998 Thủ tướng đã phê duyệt vùng cấm hoạt động và hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản của địa bàn tỉnh Quảng Ninh!

Xin nói thêm, tầm khai thác 5,2km2 nói trên cũng nằm gọn trong khu vực bảo vệ II của di tích quốc gia Yên Tử. Như vậy, các mũi khoan sẽ xuyên dưới lòng di tích! Phải chăng, người ta đã kịp lờ Bộ VHTT và Luật Di sản văn hoá? Bởi, theo quy định của Luật Di sản văn hoá, bất kỳ việc xây dựng, khai thác nào liên quan tới vành đai bảo vệ II của di tích quốc gia đều phải có ý kiến và sự thẩm định của Bộ VHTT.

Tại sao mỏ than Nam Mẫu nói riêng và ngành than Quảng Ninh nói chung lại thiết tha, quanh quẩn với nguồn than dưới chân Yên Tử như thế? Số liệu tính toán từ các chuyên gia cho hay, nguồn than ngày càng thu hẹp nếu không muốn nói là cạn kiệt, việc đụng vào những điểm “khai thác hạn chế” là khó tránh khỏi. Riêng 7 khu vực cấm gồm đông và đông bắc Đông Triều, Đồng Ho, Yên Lập, Giếng Vọng, Cái Vân, Yên Tử đã chứa tới 1 tỷ tấn than. Dung lượng lớn và quá hấp dẫn ấy khiến nhiều người khó cưỡng lại được, để rồi sẵn sàng bất chấp nó là vùng cấm khai thác hay vùng khai thác hạn chế.

Phản ứng gay gắt trước ý tưởng khai thác than dưới lòng Yên Tử, TS Hoàng Quang Thuận (Viện Khoa học-Công nghệ QG) - người nhiều năm gắn bó với di tích Yên Tử-nói: “Tôi cho rằng công nghệ nào cũng vậy thôi, đều ảnh hưởng đến long mạch và chân khí của chốn tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Anh khai thác kiểu gì tôi không biết, nhưng anh có cam kết rằng di tích sẽ được đảm bảo hay không. Chưa kể việc chuyên chở cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng” (kho tập kết than cách di tích 1km-PV).

Qua điện thoại, ông Lê Toán-Giám đốc Sở VHTT Quảng Ninh cho biết: “Trong tuần này, Sở VHTT sẽ gửi thư lên Cục Di sản văn hoá-Bộ VHTT đề nghị xem xét những biện pháp khoa học cho khu khai thác vừa trình ra tại hội thảo đã đủ đảm bảo chưa. Tôi nghĩ những biện pháp ấy đều chưa được ứng dụng tại VN, do vậy phải để các nhà khoa học thẩm định, sau đó tiến hành thử nghiệm ở một nơi có điều kiện tương tự. Thêm nữa, người ta không đặt vai trò của Bộ VHTT trong vấn đề liên quan tới di tích quốc gia là không thể chấp nhận. Mọi thủ tục phải đúng với Luật Di sản văn hoá”.

Cách đây không lâu, khi trao đổi với PV Tiền Phong về vụ nhà máy xử lý rác cạnh Chùa Hương, PGS.TS Nguyễn Địch Dỹ cảnh báo: “Việc dự báo thảm hoạ trong các dự án liên quan tới môi trường và địa chất ở ta chưa được chú ý đúng mức. Chúng ta phải lường trước những điều xấu nhất và dự tính biện pháp xử lý”. Giả sử làm dự báo thảm hoạ khi lập dự án, chẳng lẽ người ta lại phải đưa ra tình huống vỡ lò và phá huỷ di tích Yên Tử?

Tin bài Liên quan :

>> Khai thác than tại Yên Tử: Các nhà khoa học phản ứng gay gắt

>> Tỉnh Quảng Ninh chưa được hỏi về việc khai thác than ở Yên Tử

>> Danh sơn Yên Tử có bình yên?

>> Cục Di sản văn hóa : Chưa cần thiết phải khai thác than cạnh Yên Tử

>> Khai thác than ở Yên Tử: Tổng Cty Than Việt Nam nói gì?

>> Thanh tra Bộ VHTT: Đề nghị không xâm phạm ranh giới bảo vệ II

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Tên: Trần Sơn Trà

Email: tsontra1982vn2000@yahoo.com

Nên dừng ngay tức khắc ý định khai thác than tại Yên Tử

Từ hơn 700 năm nay Yên Tử đã trở thành chốn linh thiêng của không riêng Thiền Phái Trúc Lâm mà còn của hàng chục triệu tín đồ Phật Giáo và dân tộc Việt Nam .Việc tham bát bỏ mâm là rất đáng tiếc. Hơn nữa việc khai thác sẽ dẫn đến tàn phá cảnh quan... Tôi kêu gọi các cấp có thẩm quyền hãy dừng ngay tức khắc việc khai thac Than tại Yên Tử .

Tên: ho duy trung

Email: tdoan574@yahoo.com

Có nên chăng tàn phá rồi lại bỏ tiền để trùng tu lại khi mọi chuyện đã rồi?

Tôi là một bạn đọc của Tiền Phong như bao bạn đọc bình thường khác và tôi đã đọc rất nhiều những bài viết về vấn đề khai thác than ở khu di tích Yên Tử.

Tôi rất cảm ơn Tiền Phong đã phản ánh đúng thực trạng bức xúc ấy và thiết nghĩ các cơ quan chức năng có thẩm quyền nên lắng nghe ý kiến của giới chuyên môn và báo chí như Tiền Phong đã đưa tin. Việc khai thác than ở khu di tích này mang đến những lợi ích trước mắt nhưng về lâu dài mà nói thì chính những lợi ích ấy sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Khi ấy việc bỏ ra hàng tỷ đồng để khôi phục lại khu di tích đã bị xâm phạm là nên chăng?

Mà chưa chắc là khôi phục được nguyên trạng ban đầu khi hệ sinh thái cũng như phong cảnh ở đây bị tàn phá từ việc khai thác than. Cho dù bằng phương pháp nào đi nữa thì cũng khó tránh khỏi khu di tích bị ảnh hưởng trầm trọng, lúc ấy liệu chúng ta hối hận có còn kịp nữa không?

Hiện nay chúng ta đang bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng và trùng tu những du di tích, vậy thì tại sao lại đang tâm tàn phá những cái mình đang có? Theo bài viết trước thì tiền bán 1 tấn than chỉ bằng tiền cho khách du lịch thuê phòng trong một đêm. Chúng ta đang ưu tiên phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa như vậy, phát triển ngành du lịch nơi đây là hợp lý!

Và tôi cũng xin nhắc lại rằng, chúng ta đang xây dựng kinh tế kết hợp với vấn đề bảo vệ môi truờng, phần trả lời tôi xin nhường lại cho các cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan. Rất mong nhận được phản hồi từ các cơ quan có thẩm quyền và mong rằng Tiền Phong sẽ tiếp tục đưa tin về vấn đề bức xúc này...

Tên: Nguyen Hang

Email: hangthu15_1@yahoo.com

Tôi tự hỏi rằng đến bao giờ Việt Nam mới có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về lợi nhuận kinh tế. Ta luôn chạy theo cái trước mắt mà không bao giờ nhìn thấy đằng sau nó là cái gì.

Tên: tran quoc anh

Email: quocanh@freenet.de

Tham đũa bỏ mâm

Nếu chuyện khai thác than có được tiến hành tại nơi có những giá trị cao đẹp nhất của tổ tiên thì quả là... Tham đũa bỏ mâm, những người làm kinh tế  đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đưa ra dự án đó. Bằng mọi biện pháp, chúng ta hãy phản đối ý tưởng đó.

Trần Đại Thắng

Email:daibangkieuhanh1985 @ yahoo.com

Nên dừng ngay ý định khai thác than tại Yên Tử!

Là một người dân Quảng Ninh tôi rất không đồng tình với việc mới đây Tổng Cty Than VN lại cho phép khai thác than ở khu vực gần khu di tích quốc gia Yên Tử. Tôi mong các lãnh đạo Tổng Cty hãy nghĩ lại vì Yên Tử là khu di tích quốc gia cần được bảo tồn. Việc khai thác than có thể đem lại lợi ích trước mắt nhưng về lâu dài sẽ không có gì đảm bảo là không có hại cho di tích Yên Tử.

Tôi thấy một tấn than chúng ta khai thác ra chỉ bán được khoảng 40 USD cũng chỉ bằng tiền phòng của một khách du lịch nước ngoài ở khách sạn một đêm. Vậy tại sao chúng ta không đầu tư vào ngành du lịch, vừa bảo vệ được môi trường mà vẫn thu về cho Nhà nước một khoản tiền có khi còn hơn cả tiền bán than? Hơn nữa du lịch càng phát triển càng có lợi nhiều còn khai thác than càng phát triển sẽ càng phải chi phí nhiều cho bảo vệ môi trường. Chúng ta nên nhìn những lợi ích dài hạn hơn là những lợi ích trước mắt để tính toán.

Khu di tích Yên Tử nổi tiếng thiêng liêng từ bao đời nay không thể bị xâm phạm một cách bừa bãi. Là một công dân, tôi tha thiết kêu gọi mọi người hãy tích cực tham gia vào việc bảo vệ các khu di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Cần phải có quyết định cho dừng ngay khai thác than tại đây.

Một bạn đọc (IP Address: 210.245.54.4)

Chỉ đơn giản là không được! Động đến Yên Tử là chạm đến vấn đề tâm linh của dân tộc, không chỉ liên quan đến tinh thần của hàng triệu người, mà còn đi ngược lại những gì chúng ta đang làm, đang cố gắng khôi phục và gìn giữ!

Tên: Một bạn đọc (IP Address: 203.162.15.182)

Can ngan chan viec khai thac than tai khu di tich yen tu

Khu di tich yen tu la noi thieng lieng tu bao doi nay, la noi khong the xam pham mot cach bua bai. Viec cho dung ngay khai thac than tai day la mot quyet dinh dung dan. La mot cong dan toi tha thiet keu goi moi nguoi hay tich cuc tham gia vao viec bao ve cac khu di tich lich su van hoa, dac biet la tang lop thanh nien.

Tên: Nguyễn Quốc An

Email: vangdncp@yahoo.com

Đề nghị TP online mở diễn đàn trực tuyến về vấn đề này

Theo toi thi can phai xem cu the cong nghe khai thac. Neu duoc thi co the khai thac duoc ma van khong anh huong den di tich Yen tu. Cac nha khoa hoc can vao cuoc mọt cach nghiem tuc khong vi ben nao phai co y kien khach quan, nghiem tuc. Xin cam on TP Online da neu van de nay len. Qua day cung de nghi TP Online mo dien dan ve van de nay co su tham gia cua lanh dao TVN va cac nha khoa hoc va ca nhung nguoi hay di le chua va nhung nguoi co su quan tam ve van de nay.

MỚI - NÓNG