Bạn đọc hoan nghênh Hà Nội xây cầu vượt đi bộ

Bạn đọc hoan nghênh Hà Nội xây cầu vượt đi bộ
TPO - Ngay sau khi biết tin Hà Nội sẽ xây 5 cầu vượt thí điểm cho người đi bộ, rất nhiều bạn đọc đã hoan nghênh QĐ nhanh chóng và đầy trách nhiệm này.
Bạn đọc hoan nghênh Hà Nội xây cầu vượt đi bộ ảnh 1
Một cây cầu vượt dành cho người đi bộ tại Australia (Ảnh : massbug.org.au)

Tuy nhiên, tính mỹ thuật và chất lượng của những cây cầu vượt tại Thủ đô cũng là điều bạn đọc quan tâm.

>> Hà Nội xây 5 cầu vượt cho người đi bộ

>> Bạn đọc bức xúc và hiến kế giảm thiểu TNGT tại Hà Nội 

Tên: Tran thu Giang

Cách đây 3 năm, tôi có nghe công bố 1 giải thưởng nào đó cho 1 sinh viên Đại học Giao thông VT về đề án giải pháp làm cầu vượt cho người đi bộ bằng thép. Nhiều nhà lãnh đạo khen ngợi, nhiều báo chí đưa tin,song rồi vẫn không thấy được sử dụng để đưa vào cuộc sống.

Trong khi đó hàng ngày chúng tôi chứng kiến người đi bộ phải vượt qua đường rộng rất nguy hiểm. Quyết định của UBND TP Hà Nội về làm cầu vượt cho người đi bộ tuy có muộn, song tôi được biết mọi tầng lớp nhân dân rất hoan nghênh và đề nghị phải làm khẩn trương.

Làm sao để từ chủ trương, đến quyết định và trở thành hiện thực chỉ trong 1 thời gian ngắn (Nếu làm cầu bằng thép thì rất đơn giản và nhanh chóng). Nhân việc này, tôi xin đề nghị:

1/ Đề nghị bổ sung tuyến đường cần làm ngay cầu vượt cho người đi bộ là tuyến đường Xuân Thuỷ, trước cổng Học Viện Báo chí tuyên truyền, Đại học Quốc Gia Hà Nội và tuyến đường Trần nhật Duật, Trần khánh Dư..

2/ Đề nghị hoàn thiện ngay các hầm đường bộ cho người đi bộ qua đường Phạm Hùng, đường Khuất duy Tiến...khu vực gần Trung tâm Hội nghị Quốc Gia (những đường hầm này đã để hoang rất lâu, trong dịp Hội nghị APEC, người ta làm các Pano để che đậy đi, nay lại như thế).

3/ Đề nghị dỡ bỏ các bồn hoa xây trên các vỉa hè ở tuyến cho người đi bộ qua đường tại các ngã tư: Hàng Bài - Lý thường Kiệt, Ngô Quyền - Lý thường Kiệt vv..vv Xin cảm ơn.

Tên: Việt Anh

Tôi hoan nghênh việc xây dựng cầu vượt cho người đi bộ, chắc chắn là sẽ nhiều người đi bộ sẽ sử dụng cầu vượt khi tham gia giao thông. Cầu vượt sẽ là sự lựa chọn rất an toàn khi qua đường, khi mà ý thức của người tham gia giao thông ở VN còn rất thấp, và ở các khu đô thị và thành phố lớn có quá nhiều xe máy.

Cầu vượt có ở nhiều nước, nơi xây dựng cầu vượt thì không cần phải đặt đèn giao thông cho người đi bộ, tức là không làm giảm tốc độ lưu thông của cá phương tiện trên đường chính.

Việc có làm giảm mỹ quan hay không còn tùy thuộc vào cách xây dựng cầu vượt và cách chọn nơi xây cầu vượt. Tôi mong muốn có thêm nhiều cầu vượt cho người đi bộ. Không chỉ 5 chiếc thử nghiệm.

Tên: Lê Phạm

Mặc dù không phải là Người Hà Nội nhưng tôi thường xuyên đến làm việc tại Hà Nội, vì vậy tôi biết "giao thông" ở Hà Nội đang ở trong tình trạng như thế nào. Cho nên tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây cầu vượt cho người đi bộ, không phải chỉ tại năm điểm đã nêu mà còn nhiều điểm khác.

Điều mà tôi băn khoăn là 45 ngày cho việc thi công là có khả thi không? Có cần phải nhất thiết là trước Tết Nguyên đán không? Theo tôi biết thì thời điểm Tết nguyên đán lưu lượng người tham gia giao thông ở Hà Nội giảm do CBCNV, HSSV và người lao động tỉnh ngoài về quê ăn Tết nhiều. Vì vậy có nên không việc ép tiến độ?

Về mặt mỹ quan thì chắc là đã được duyệt thông qua thiết kế kỹ thuật. Nhưng về mặt chất lượng công trình thì sao khi thi công quá gấp mà lại trên chính các điểm nóng về giao thông?

Tôi xin mạn phép nói điều tôi chợt nghĩ khi đọc được thông tin này "Hình như lại ép tiến độ để lập thành tích chào mừng Tết nguyên đán". Theo tôi, những cây cầu vượt cho người đi bộ này tuy quy mô nhỏ nhưng đó vãn là những điểm nhấn trên các đường phố chính của Thủ đô, vì vậy nó phải đảm bảo mỹ quan và chất lượng.

Tên: Đoàn Xuân Mai

Theo tôi thì trong thành phố nên làm cầu vượt. Vừa qua, trên diễn đàn của TPO có nhiều ý kiến cho rằng cần thiết lập những vị trí và đèn báo cho người đi bộ. Theo tôi là phương án này khó khả thi, vì rằng khoảng cách giữa 2 giao lộ tại hầu hết các TP của chúng ta là qúa ngắn, mà lưu lượng người giao thông lại qúa lớn, người đi bộ qua đường chiếm thời gian nhiều.

Chính vì vậy mà làm đèn cho người đi bộ qua đường là không thể, và nếu phải có CSGT để thực hiện được điều này thì càng làm cho việc ùn tắc cao thêm. Vì vậy phương án cầu vượt là khả thi.

Nhưng làm cầu vượt thì theo tôi ta nên thiết kế loại cầu bằng kim loại, sao cho dễ lắp ghép, vừa nhanh mà khi cần di chuyển tháo lắp cũng dễ dàng. Cầu vượt không cần lớn và cũng không cần cao lắm, chỉ đủ cho các phương tiện thông thường lưu thông là được.

Nhưng phải thiết kế sao cho khi có phương tiện qúa khổ lưu thông thì ta có thể tháo ráp một phần (Tất nhiên là các phương tiện này lưu thông phải thực hiện vào ban đêm).

Việc thiết kế nên tổ chức thành cuộc thi thiết kế cầu vượt để chọn ra vài kiểu dáng để XD sao cho vừa rẻ lại vẫn bảo đảm vẻ mỹ quan thành phố. Hiện nay không ít nơi trên cả nước đã xây cầu vượt nhưng đa phần xây loại cầu bê tông cốt thép kiên cố, vừa tốn kém mà khi không hiệu qủa thì lại chẳng đập bỏ. Rất là lãng phí.

Theo tôi cả Hà nội có thể có vài chục cây cầu chứ chỉ có vài cây thì chẳng thấm vào đâu. Theo tôi nếu xây 1 cây cầu vượt với gía khoảng 1-1,5 tỷ, lắp ráp trong vòng 1 đêm và vẫn không ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của TP là hoàn toàn có thể làm được.

Tên: Nguyễn Quang Hưng

Nhu cầu đi lại an toàn của nhân dân là rất cấp bách, xong việc làm cầu vượt như thế nào? ta nên tham khảo vấn đề này ở TP.HCM, không phải cầu vượt nào cũng phát huy được tác dung của nó, do đó cần chúng ta cần phải khảo sát kỹ để tránh lãng phí.

Theo ý kiến riêng của tôi: Do cầu vượt được xây dựng tại thủ đô, vì thế nó đòi hỏi phải có tính thẩm mỹ cao, không thể làm hàng loạt cầu vượt giống nhau bằng bê tông như tại TP.HCM được.

Chúng ta nên sử dụng đa dạng chất liệu xong phải đảm bảo gọn nhẹ, dễ thi công, tôi nghĩ nếu tháo lắp được để khi không còn nhu cầu nữa ta có thể chuyển đến địa điểm khác. Trên đây là suy nghĩ của riêng tôi, mong rằng chúng ta không có những công trình lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Tên: Nguyễn Thị Thúy

Tôi là một người dân thuộc quận Long Biên Hà nội. Tôi rất vui mừng khi biết tin thành phố sẽ xây dựng cầu vượt cho người đi bộ trong Thành phố nói chung và quận Long Biên nói riêng.

Tuy nhiên tôi thấy vị trí xây cầu vượt ở khu vực giao nhau giữa đường Nguyễn Sơn và đường Nguyễn Văn cừ là chưa hợp lý bởi vì ở đó đã có hệ thống đèn xanh đèn đỏ vì vậy người đi bộ có thể đi an toàn được rồi.

Tôi đề nghị xây cầu vựot ở vị trí giao nhau giữa đừong Nguyễn Văn Cừ và khu vực chợ Gia lâm và bên kia là các trường tiểu học và Trung học cơ sở, đây cũng là khu vực có đường giao cắt dân sinh trước kia và có rất nhiều người đi bộ qua khu vực này.

Vậy thông qua Quí báo, tôi đề nghị các cơ quan chức năng cũng như Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội xem xét lại vị trí xây cầu nói trên, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân.

Tên: Võ Hoàng Hà

Tôi cũng là một người dân sống tại quận Long Biên Hà nội. Tôi đồng nhất với ý kiến của chị Nguyễn Thị Thuý về vị trí xây cầu vượt ở vị trí giao nhau giữa đường Nguyễn Văn Cừ - khu vực chợ Gia lâm và bên kia là các trường tiểu học và Trung học cơ sở.

Mỗi lần đi làm về, vào giờ cao điểm, thấy các em học sinh tan học qua đường, tôi đã mong muốn cải tạo trạm soát vé thành cây cầu vượt để mọi người đi bộ qua khu vực này được an toàn.

Qua Quí báo, tôi đề nghị các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội quan tâm xem xét lại vị trí xây cầu vượt để đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân./.

Tên: Lê Xuân Nguyên

Khi xây dựng một công trình trong TP,đặc biệt là một TP lớn, đẹp và quan trọng như HN cần làm đúng quy trình từ thiết kế,quy hoạch, phản biện...,từ vốn đầu tư,quản lý dự án,vấn đề giao thông khi xây dựng vv...

Làm sao để sau này nhìn vào nó còn phải thấy tự hào nữa chứ, đừng để tình trạng nhìn thấy nó chỉ muốn đập đi như một số công trình đã làm trong quá khứ. Mọi việc không thể vội vã được...

Tên: Nguyễn Tràng An

Tôi rất mừng khi đọc được tin về việc HÀ Nội sẽ KHẨN TRƯƠNG xây dựng 5 cầu vượt. Tuy nhiên, đây là một chủ trương quá ư chậm chạp. Những người lãnh đạo TP Hà Nội đều RẤT BIẾT chuyện ở Trung Quốc họ làm cầu vượt như thế nào.

Nhất là ở Bắc Kinh, Thượng Hải...- nơi mà mỗi nhà lãnh đạo Hà Nội đều đã được đi "tham quan", "học tập". Nhưng đi rồi, chủ trương định "học" từ năm 2001- nhưng vẫn không ai dám đứng ra LÀM cả. Kết cục là những giáo sư bị chế oan uổng, những người dân thường bị tai nạn thảm khốc, và đường phố ngày thêm ùn tắc.

Ai nói là làm cầu vượt sẽ làm xấu thành phố? Nếu sợ dư luận- thì vẫn có thể làm cầu vượt bằng thép với kết cấu gọn nhẹ rồi có thể tháo lắp khi cần cơ mà.

Đây đâu phải là điều "quá khó khăn"- bởi các thành phố của Trung Quốc đều ĐÃ LÀM TỪ HÀNG CHỤC NĂM TRƯỚC?!

Đọc tin của Tiền Phong- vừa vui và vừa thấy xấu hổ. Vui vì sẽ có nhiều người dân bớt bị tai nạn vì có cầu vượt, đường phố cũng đỡ ách tắc. Buồn và XẤU HỔ vô cùng- bởi tại sao một chuyện nhỏ như thế- chúng ta cũng không làm được, trong khi các nước đã là... "chuyện cổ tích"!!

Tiếp tục cập nhật...

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG