TNGT đang thực sự trở thành thảm họa quốc gia

TNGT đang thực sự trở thành thảm họa quốc gia
6 tháng đầu năm đã xảy ra 7.669 vụ tai nạn giao thông làm chết 6.910 người, 5.919 người bị thương, tăng 86 vụ, 464 người chết và 42 người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái.
TNGT đang thực sự trở thành thảm họa quốc gia ảnh 1

Toàn cảnh vụ đâm xe dây chuyền gây TNGT thảm khốc làm 7 người chết tại chỗ và 40 người bị thương ngày 16/7 tại Đồng Nai. Ảnh : Nguyễn Một

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Mất đi sinh mạng của trên 30 người mỗi ngày,TNGT đang thực sự trở thành thảm họa quốc gia. 
Ông yêu cầu lãnh đạo Ban An toàn giao thông  các địa phương, bộ, ngành kiểm điểm nghiêm túc việc thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong 6 tháng qua.

Phát biểu tại hội nghị về công tác trật tự an toàn giao thông, tổ chức sáng 22/7 ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương cần xem công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ trọng tâm, trách nhiệm trước tính mạng, tài sản của nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong các năm từ 2003 - 2005, TNGT giảm cả 3 chỉ tiêu là do quyết tâm của cả hệ thống chính trị mà đặc biệt là nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương với nhiều chương trình hành động, giải pháp cụ thể, thiết thực.

Tuy nhiên năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, TNGT tăng cả 3 mặt, đang trở thành nỗi bức xúc và thách thức của cả hệ thống chính trị.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới TNGT tăng trong thời gian qua là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương chưa tập trung và chưa có trọng điểm, có lúc điều hành thiếu quyết liệt hoặc chưa liên tục.

Chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn thờ ơ hoặc đứng ngoài cuộc. Ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Để kiềm chế TNGT, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, từ các cơ quan Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể và mỗi người dân khi tham gia giao thông.

Thủ tướng yêu cầu song song với các biện pháp tuyên truyền, phải kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích giáo dục người vi phạm. Các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn chỉnh, sửa đổi Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với những quy định xử phạt đủ sức răn đe nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gợi ý các nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, trong đó công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí cần dành nhiều thời lượng cho các chuyên đề về trật tự an toàn giao thông thông qua việc biểu dương người tốt việc tốt, phê phán các việc làm sai.

Các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là nhà trường và hệ thống cơ sở giáo dục cần tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, học sinh, sinh viên gương mẫu chấp hành pháp luật an toàn giao thông. Song song với các biện pháp tuyên truyền, cần kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích giáo dục người vi phạm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn chỉnh, sửa đổi Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với những quy định xử phạt đủ sức răn đe nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm.

Trong đó, tập trung xử lý kiên quyết các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nan giao thông như điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe; uống rượu bia khi tham gia giao thông; không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường bắt buộc.

Tập trung mọi biện pháp để giảm TNGT

TNGT đang thực sự trở thành thảm họa quốc gia ảnh 2
Một vụ TNGT tại Khánh Hòa ngày 2/7/2007. Ảnh : PV

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị: Bằng quyết tâm chính trị cao trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, mỗi bộ, ngành, địa phương phải tập trung mọi biện pháp, lực lượng để tạo bước chuyển biến quan trọng từ nay đến cuối năm 2007; thực hiện bằng được chỉ tiêu kiềm chế, tiến tới giảm dần TNGT như kế hoạch đã đề ra.

Ngay trong tuần tới, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Công an khẩn trương rà soát, xây dựng các văn bản pháp luật, hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện các giải pháp đảm bảo TTATGT đạt kết quả cao như: Sửa đổi Nghị định 152/CP; hoàn thiện Đề án đảm bảo ATGT đến 2010; chủ động điều phối, tạo điều kiện cho các lực lượng triển khai những biện pháp đảm bảo ATGT ngay trong tháng 8/2007.

Cũng trong tháng 8/2007, Bộ GTVT phải tập hợp xong danh sách và phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm các “điểm đen” về TNGT trong cả nước. Từ nay đến hết năm 2007, UBND các địa phương phải xử lý dứt điểm tình trạng mở đường ngang trái phép giao nhau với đường sắt, đường bộ có nguy cơ cao xảy ra TNGT; kiên quyết dẹp bỏ tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT.

Giải quyết ngay tình trạng phương tiện không đủ điều kiện an toàn vẫn lưu hành; người điều khiển phương tiện giao thông không đủ tiêu chuẩn vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông; rà soát, kiểm toàn bộ các giấy phép đăng ký kinh doanh các loại hình vận tải.

Bộ Công an mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát trong thời gian dài, liên tục và thực hiện nghiêm Nghị quyết 32/CP của Chính phủ. Để đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ kéo giảm TNGT từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng cho phép các Bộ, ngành, địa phương được áp dụng những biện pháp linh họat về cơ chế xây dựng, thủ tục tài chính theo chế độ đặc biệt để nhanh chóng xử lý các “điểm đen” thường xảy ra TNGT.

Phó Thủ tướng lưu ý các cơ quan báo chí phải tập trung tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt; đồng thời phê bình thẳng thắn, đích danh những cá nhân có trách nhiệm mà chưa hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo TTATGT. Ban ATGT các cấp cần có chế độ khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác đảm bảo ATGT; tạo phong trào toàn dân tham gia gìn giữ TTATGT sâu rộng, lâu dài.

Đề nghị cho CSGT xử phạt qua băng ghi hình

Thảo luận tại Hội nghị, đại diện Ban ATGT các tỉnh, thành phố đều kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 152/CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo hướng nâng cao mức xử phạt và hình phạt bổ sung. Đại diện Ban ATGT tỉnh Đắk Lắk cho rằng mức xử phạt như tại Nghị định 152 là quá nhẹ, không đủ sức răn đe các đối tượng tái phạm.

Đại diện Ban ATGT tỉnh Khánh Hòa – địa phương liên tiếp xảy ra những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian gần đây - đề nghị Chính phủ xếp kinh doanh vận tải hành khách vào loại hình kinh doanh có điều kiện với những tiêu chí nhất định về phương tiện, người điều khiển phương tiện nhằm hạn chế đến mức thấp TNGT.

Các địa phương cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, xây dựng khung pháp lý, cho phép lực lượng CSGT áp dụng hình thức xử phạt qua “camera” ghi hình, đại diện Ban ATGT thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: Nếu Chính phủ cho phép việc xử lý vi phạm Luật ATGT đường bộ qua “camera” ghi hình; chắc chắn thành phố sẽ hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông; xóa bỏ được tình trạng người dân cứ nhìn thấy có CSGT mới chấp hành luật giao thông.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

Dinh Lam Nguyen; Email: Dinhlamnguyen@yahoo.com

Liên quan đến việc tai nạn giao thông hàng ngày cướp đi sinh mạng của hơn 30 người dân thì quả là một thảm họa đối với quốc gia. Có lẽ trên thế giới không có đất nước nào có nhiều tai nạn giao thông chết người đến như vậy. Qua bài viết trên tôi xin có một số ý kiến để hạn chế tai nạn giao thông như sau: 

Đành rằng cơ sở hạ tầng của chúng ta chưa đảm bảo đáp ứng được như các quốc gia khác nhưng theo tôi thực tế do hoàn toàn ý thức của người tham gia giao thông. Luật Giao thông đường bộ mới quy định tốc độ, khoảng cách của các phương tiện tham gia giao thông tại các đường quốc lộ và các khu vực đông dân cư là hoàn toàn phù hợp.

Nếu như xe máy chạy trong thành phố tốc độ tối đa không vượt quá 40 km/giờ kèm theo các phương tiện tham gia giao thông khác đúng quy định thì thì tôi cho rằng tai nạn giao thông xảy ra sẽ hạn chế được rất nhiều cả về số lượng lẫn mức độ.

Người tham gia giao thông thường xuyên vi phạm luật lệ giao thông: Uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, đi không đúng làn đường, phóng nhanh, vượt ẩu, lạnh lách, đánh võng ... 

Về chế tài xử lý các hành vi vi phạm: Tôi đồng ý về cách xử lý tầm vĩ mô mà Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã xây dựng. Đồng ý biện pháp tăng mức xử phạt nhưng có hiệu quả hay không bởi theo thống kê thì hiện tượng tự làm luật của người vi phạm với công an giao thông là rất nhiều.

Trong quản lý giao thông cứ nơi nào có trạm và công an giao thông thì việc tham gia đúng quy định vây trên toàn bộ các quốc lộ, tỉnh lộ, thành phố cần phải có bao nhiêu trạm và bao nhiêu công an giao thông làm việc 24/24giờ để duy trì luật lệ giao thông.

Đọc bài báo trên tôi hoàn toàn đồng ý đến phương pháp dùng "Camera ghi hình " để xử phạt các hành vi vi phạm luật lệ giao thông. Gần đây tôi có đọc báo thấy tại Anh người ta dùng camera để phát hiện các xe gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên để việc làm này có hiệu quả tôi xin có ý kiếm thêm: Phải xử phạt nghiêm minh, hiệu quả nhưng đơn giản. Khi camera quay hoặc chụp được ảnh xe vi phạm Trung tâm lập tức in các ảnh, lập hồ sơ vi phạm, thông báo đến chủ xe, thu tiền vi phạm qua nhiều hình thức. (Khi đăng ký lưu hành xe hoặc kiểm định xe nộp một khoản tiền sau đó trừ dần, xe nào bị trừ hết tiền phải đến nộp và đăng ký lại). Nếu áp dụng được biện pháp này thì sẽ giảm được các bất cập xảy ra ở trên và theo tôi ý thức người tham gia giao thông sẽ được cải thiện hơn .

Email: vantho.yhn04@yahoo.com

Mot nguoi ban cua toi vua bi tai nan va mat hom qua! Ban than toi cung tung bi va phai nam vien hon 1 tuan. Vi the toi hieu tai nan la the nao? Khi nam ma suy nghi ve dieu do doi khi toi cam thay so. Se ra sao neu sau tai nan do toi khong the dung day, khong the tro ve? Co the lam chu khi 2 chiec xe tong nguoc chieu vao nhau o toc do 70 km/h. Chi co the noi nho may man ma toi van con song!

 Va den hom qua thi ban toi khong co duoc cai may man ay! No da ra di khi chua tron 30 tuoi de lai dang sau bo me gia! Co nguoi se noi rang do la so phan! Va chung ta noi rang gia nhu... va gia nhu... Den bay gio noi gi thi cung la vo ich khi su viec da xay ra.

Phan Tien; Email: phan_tien37@yahoo.com

Tôi tán thành quan điểm xem TNGT là thảm họa quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu các tai nạn thảm khốc làm chết nhiều người là do các tài xế xe být vượt trái luật. Cả xã hội phải coi hành động vi phạm luật giao thông, gây chết người là TỘI ÁC.

Cần thiết áp dụng xử phạt trên cơ sở băng ghi hình và tích cực áp dụng biện pháp này trên quốc lộ 1, đặc biệt tại các "điểm đen" là nơi các lái xe khách đường dài thương vi phạm (ví dụ đoạn Cam Ranh - Khánh Hòa). Phạt lỗi vi phạm theo băng ghi hình là biện pháp các nước trong khối EU đang áp dụng.

Nguyễn Kim Toàn; Email: thinhtoan15@yahoo.com.vn

Đất nước chúng ta là một đất nước thanh bình mà theo thống kê cho thấy mỗi ngày có 38 người chết vì tai nạn giao thông. Iraq đang chiến tranh thế mà cũng không có số người chết và bị thương nhiều như TNGT ở nước ta.

Đó là một sự thực nhức nhối cho toàn xã hội và các ngành các cấp lâu nay. TNGT do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng trên thực tế tất cả những tai nạn đã xảy ra thì nguyên nhân chủ yếu của nó là do ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người công dân khi tham gia giao thông còn quá kém, họ đã xem thường tính mạng của mình và của đồng loại.

Ta nên giáo dục công dân chấp hành luật giao thông đường bộ từ các cấp học và thực hiện như một môn phụ giống như (môn thể dục ,môn nữ công gia chánh...),chứ không làm dạng phong trào như lâu nay.

Ở Đà Nẵng mùa hè năm nay tất cả học sinh phổ thông phải đi học hè môn nữ công gia chánh để được cộng điểm vào kỳ thi tốt nghiệp tại sao ta không thay thế thành môn luật tham gia giao thông đường bộ để tất cả học sinh ý thức thêm về an toàn giao thông.

Trường đào tạo lái xe là nơi quan trọng nhất giáo dục công dân về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông nhưng môn đạo đức của người lái xe chỉ được dạy một cách rất sơ sài và hình thức, chỉ có một tiết học rồi làm bài nộp là xong, trong khi đó môn sữa chữa hư hỏng thì đến 5 tiết (môn này dù có tăng lên 20 tiết cũng không ai sữa chữa được khi xe hư hỏng cả!). Tại sao ta không giãm tiết hoặc bỏ môn này để tăng thêm tiết học đạo đức của người lái xe?

Học viên vào trung tâm đào tạo lái xe đầu tiên cho học và thi môn đạo đức của người lái xe đậu xong thì mới cho học tiếp các môn khác và ra đường thực hành lái xe. Các trung tâm đào tạo lái xe làm thật nghiêm túc vấn đề này (không làm dạng hình thức hoặc đối phó) thì tôi tin chắc TNGT thông sẽ giảm thiểu.

Vũ Anh Hiếu: Email: muahoanghonvn2005@yahoo.com Những người tham gia giao thông phải tự quý trọng tính mạng của chính mình

Với tình hình kinh tế phát triển như hiện nay thì vấn đề giao thông là rất bức xúc khi chính những người tham ra giao thông lại không hiểu biết về luật hoặc không tôn trọng luật.

Khi đó những người làm công tác quản lý liên tục ra những biện pháp mang tính tình thế. Thế là người tham gia giao thông lại thực hiện theo kiểu chống đối. Ở Việt Nam tai nạn giao thông đã trở thành quốc nạn, nó để lại cho xã hội gánh nặng to lớn.

Muốn chống lại nó tôi nghĩ mọi người khi tham gia giao thông đều phải biết luật và tôn trọng luật khi tham gia giao thông. Tôn trọng luật là tôn trọng chính sinh mạng của mình.

Do Thi Huyen Phuong; Email: dohuyenphuong@gmail.com

Ha Lan ngay 27/ 07/ 2007
Kinh gui Qui Toa soan

Toi phai cong nhan rang TNGT o Viet Nam da tro thanh quoc nan. Toi dang o tham con gai toi theo hoc tai Ha Lan va co duoc noi chuyen voi thay day hoc cua chau. Ong ta vua co dip sang giang bai tai mot truong dai hoc o Ha Noi , vua tro ve Ha Lan cach day vai tuan.

Ong ta khen ngoi dat nuoc VN lam (dac biet la Thu do Ha Noi) va con nguoi Viet Nam. Con gai toi cung co hoi cam tuong cua ông ta khi tham gia giao thong o VN (o Ha Noi), thi cac ban biet la ong ta tra loi nhu the nao khong?Oi, sao ma dieu luyen the, gioi hon ca dien vien xiec, cac anh, chi di mo to cu nhu la bay luon ay, qua gioi!

That nuc cuoi, khong biet ong ta khen that hay la gia nua... Nhung theo toi ong ay khen that, vi neu di khong gioi thi con khoi nguoi bi tai nan nua. Chang hieu Ong ta con suy nghi gi nua ve van de nay khong? Ban than toi sau khi nghe ong ta noi, thi cam thay buon qua, gioi giang gi , ma cu ra ngoai duong la phong nhu dien ay. Vay tinh trang TNGT o Ha Noi va VN la do dau?

Theo toi co may van de chu chot: 1/ Chinh phu can phai coi do la quoc nan, can dua ra nhieu giai phap va che tai cho nguoi dan bat buoc thuc hien. 2/ Giao duc y thuc tu giac chap hanh luat giao thong cua nguoi dan va phat that nang nhung nguoi vi pham, neu can bo tu cung cu ap dung. 3/ Cai tihen va dau tu vao linh vuc ha tang giao thong that hop ly.

Mot cam giac an toan khi toi di ra ngoai duong tren dat nuoc hoa tuylup nay. Moi nguoi chap hanh luat giao thong rat nghiem. Nguoi di bo duoc uu tien so mot, sau do den nguoi di xe dap va cuoi cung moi den xe may va xe o to. Tat nhien moi nuoc co mot mo hinh giao thong khac nhau, nhung chu yeu van la su chap hanh cua nguoi dan doi voi luat phap.

Phan Hoang Vu; Email: Vuphan76@yahoo.com.vn

Nhà nước đã dùng nhiều biện pháp để hạn chế TNGT, nhưng TNGT hàng ngày vẫn tiếp tục tăng. Theo tôi nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông, do đó, Nhà nước cần tăng cường giáo dục ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

Đồng thời, phạt nặng các hình thức vi phạm Luật Giao thông. Bên cạnh đó, phải tăng cường thanh tra, kiểm tra các trung tâm đào tạo lái xe (theo tôi biết chất lượng đào tạo ở các trung tâm này rất kém).

MỚI - NÓNG