IMO 48: Việt Nam giành 3 HCV

IMO 48: Việt Nam giành 3 HCV
TP - Việt Nam cùng Hàn Quốc đồng đạt giải 3 với điểm số bằng nhau là 168 điểm (nhưng tính chi tiết số HC thì Việt Nam đạt 3 HCV, 3 HCB nên đứng ở “3 cứng” còn Hàn Quốc (cùng điểm) đồng giải nhưng xét về HC thì đứng sau Việt Nam (2 HCV, 4 HCB).
IMO 48: Việt Nam giành 3 HCV ảnh 1
3 chàng trai vàng Việt Nam với thí sinh quốc tế. Ảnh: Hồng Vĩnh

Cuộc thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 48 (IMO 48) lần đầu tổ chức tại VN đã thành công tốt đẹp. 95 nước và vùng lãnh thổ tham dự với 526 thí sinh dự thi (2 nước là quan sát viên) và tổng số 39 huy chương vàng (HCV), 83 huy chương bạc (HCB), 131 huy chương đồng (HCĐ) và 149 khuyến khích là kết quả mỹ mãn của kỳ thi.

Việt Nam đứng thứ 3 toàn đoàn

Việt Nam bắt đầu tham gia IMO từ năm 1974 và luôn đứng ở top 10-15. Trong lịch sử 32 năm tham dự IMO, Việt Nam đã từng ở đỉnh cao IMO: Tại Rumani năm 1999 đứng thứ 3 và đạt 4 huy chương vàng tại Hy Lạp năm 2004.

Lần thứ 48 này khi Việt Nam vinh dự là chủ nhà, một lần nữa, đất nước nhỏ bé hình chữ S đã lại khẳng định được vị trí cao của mình.

Việt Nam cùng Hàn Quốc đồng đạt giải 3 với điểm số bằng nhau là 168 điểm (nhưng tính chi tiết số HC thì Việt Nam đạt 3 HCV, 3 HCB nên đứng ở “3 cứng” còn Hàn Quốc (cùng điểm) đồng giải nhưng xét về HC thì đứng sau Việt Nam (2 HCV, 4 HCB).

IMO 48: Việt Nam giành 3 HCV ảnh 2
Học ra học, chơi ra chơi

Phạm Duy Tùng (Lớp 11, khối chuyên Toán THPT ĐHKH Tự nhiên, ĐHQG HN) bắt đầu mê Toán từ năm lớp 6, khi đỗ vào lớp chuyên Toán của Trường Hà Nội - Amsterdam.

Học ra học và chơi ra chơi, lúc học thì không nghĩ đến gì khác là bí quyết của Tùng, nhưng trước các kỳ thi chỉ nghĩ đến...Toán. Nghe nhạc, đọc sách; khi buồn... làm Toán; khi vui... làm Toán.

Mới là học sinh lớp 11 nên Tùng dự định sẽ cố gắng để được thi IMO một lần nữa vào 2008 và cũng sẽ cố gắng đạt giải cao.

Xa hơn một chút, Tùng ước mơ chú tâm học tiếng Anh tìm kiếm cơ hội du học để góp phần làm rạng rỡ tên tuổi Việt Nam trong ngành khoa học cơ bản này.

Như vậy Việt Nam và Hàn Quốc chỉ đứng sau LB Nga (184 điểm, 5 HCV, 1 HCB) và Trung Quốc (181 điểm, 4 HCV, 2 HCB). Đứng sau Việt Nam, Hàn Quốc theo thứ tự là Mỹ (155 điểm, 2 HCV, 3 HCB, 1 HCĐ), Ucraina (154 điểm, 3 HCV, 1 HCB, 2 HCĐ), Nhật Bản (154 điểm, 2 HCV, 4 HCB).

IMO Việt Nam đặc biệt

Có nhiều lý do để khiến bạn bè phải thốt lên những lời nghĩa tình với nước chủ nhà như vậy. Trước hết, nước chủ nhà chọn đề thi hay. Hàng trăm bài toán được trưởng đoàn các nước gửi đến (riêng VN cũng có tới 100 bài); 30 bài được trưởng đoàn của tất cả các nước chọn và cuối cùng là 6 bài được chọn để làm đề thi.

Đề thi năm nay đặc biệt ở chỗ có 2 câu số 3 và số 6 cực kỳ khó, đặc biệt câu số 6 chỉ có vài thí sinh làm được, còn lại các thí sinh chỉ đạt điểm 0 ở bài này (có bài giải kỷ lục dài hơn 20 trang nhưng chỉ được 1 điểm).

Bài thi của nước bạn do các chuyên gia Việt Nam chấm nhưng bài thi của nước chủ nhà Việt Nam lại do chuyên gia của 6 nước (có đề được chọn) chấm.

Vì vậy, cùng với lời khen đội hình thầy của Việt Nam giỏi, chuyên nghiệp và nghiêm, các đoàn còn cho rằng Việt Nam xứng đáng với vị trí của mình trong cuộc thi IMO 48 này.

Ngoài ra, cuộc thi còn có nhiều điều đặc biệt khác: Campuchia lần đầu tiên tham dự nhưng có tới 3 thí sinh đạt giải khuyến khích; CHDCND Triều Tiên, sau nhiều năm vắng bóng tại IMO đã cùng sánh bước với Hàn Quốc trong cuộc thi và cùng được xếp thứ hạng cao (thứ 8 toàn đoàn).

Thái Lan, vốn từ trước không ở thứ hạng cao, sau nhiều năm gửi thầy và trò sang ĐHKH Tự nhiên, ĐH Quốc gia HN tập huấn và học tập đã vượt lên đạt thứ hạng cao tại IMO (xếp thứ 14 toàn đoàn).

Thí sinh đạt điểm cao IMO 2007

Ba Huy chương vàng: Đỗ Xuân Bách (lớp 12 khối chuyên THPT trường ĐHKH Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội); Phạm Duy Tùng (lớp 11 khối chuyên THPT trường ĐHKH Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội); Phạm Thành Thái (lớp 12, trường THPT chuyên Hải Dương).

Ba Huy chương Bạc: Nguyễn Xuân Chương (lớp 12 Trường chuyên THPT tỉnh Vĩnh Phúc); Lê Ngọc Sơn (lớp 11 Trường THPT chuyên tỉnh Bắc Giang); và Đặng Ngọc Thanh (lớp 12 Trường chuyên THPT tỉnh Quảng Bình).

Tại IMO 2007, trong 526 thí sinh dự thi, không có thí sinh nào giải được trọn vẹn 6 bài toán để đạt điểm tuyệt đối 42 điểm. Thí sinh đạt điểm cao nhất của IMO 2007 là một học sinh CHLB Nga đạt 37 điểm; 3 học sinh của các nước Đức, Italy, Trung Quốc cùng đạt 36 điểm; 1 học sinh của Ucraina đạt 35 điểm... Đoàn học sinh Việt Nam có thí sinh Đỗ Xuân Bách đạt điểm cao nhất là 31/42 điểm.

MỚI - NÓNG