Dùng sưa vì mục đích tâm linh và chữa bệnh?

Dùng sưa vì mục đích tâm linh và chữa bệnh?
TP - Ông Đỗ Ngọc Thành, người chuyên kinh doanh giống cây sưa nói: “Dân Trung Quốc thường trồng cây sưa và sử dụng vật dụng làm từ gỗ sưa với mục đích tâm linh, chữa bệnh. Còn dân Việt Nam chuộng gỗ sưa hầu như chỉ là do mẫu mã đẹp”.

>> Ai bảo vệ hơn 1.000 cây sưa bạc tỷ?

Dùng sưa vì mục đích tâm linh và chữa bệnh? ảnh 1
Gốc một cây sưa bị đốn hạ. Ảnh: Phùng Sưởng.

Để dẫn chứng cho sự quý giá của gỗ sưa, ông Thành cho biết thêm, một chiếc giường làm bằng gỗ tếch, gỗ lát giá chỉ 7,5 triệu đồng, trong khi đó nếu làm bằng gỗ sưa giá lên đến 75 triệu đồng.

Thị trường Trung Quốc mua gỗ sưa với giá 80 USD/kg (gần 1,3 triệu đồng), còn ở Việt Nam giá là 700.000 – 1.000.000 đồng/kg.

Sưa không chỉ có giá trị lấy gỗ, phải chăng “nó còn có tác dụng về mặt y học, phía Trung Quốc thu mua cả mùn gỗ sưa với giá khá cao” ông Thành cho biết thêm nó được xuất khẩu với giá rất đắt.

Quan chức ở Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, cho biết qua điện thoại: “Sưa không phải là loại cây hiếm. Nó có đặc tính dễ trồng, dễ thích nghi, được trồng nhiều ở các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ”.

Trong Nghị định 32 của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, sưa được xếp vào nhóm gỗ quý thuộc nhóm IA và bị cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Riêng ở Hà Nội, theo nhà văn Băng Sơn, sưa có thể tìm thấy trên nhiều đường phố mà nhiều nhất là ở phố Hàng Dầu, Hàng Thùng, Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Sũ. Ngoài ra, ở phố khác như phố Phan Chu Trinh, bên Hồ Gươm sưa cũng được trồng xen kẽ với những cây khác.

Sưa được phân ra làm hai loại sưa trắng (còn gọi là huê, trắc thối) và sưa đỏ (còn gọi là huỳnh đàn, sưa). Hoa ra tháng Ba, tháng Tư.  

MỚI - NÓNG