Hãy bắt đầu từ quyền đi vệ sinh của các cháu!

Hãy bắt đầu từ quyền đi vệ sinh của các cháu!
TPO -  Bạn Nguyen Duy Son (sonveronio@yahoo.com.vn) viết: "Bên cạnh những việc " lớn " như thi đại học, thi trắc nghiệm, đào tạo 20.000 tiến sĩ... hãy bắt đầu từ nhà vệ sinh và quyền được đi vệ sinh của các cháu". Ý kiến của bạn về vấn đề này?

>> Chuyện trẻ em đi vệ sinh ở xứ ta và xứ người
>> Sẽ tập huấn kỹ năng cho giáo viên về vấn đề vệ sinh

Hãy bắt đầu từ quyền đi vệ sinh của các cháu! ảnh 1
Các cô cho trẻ ăn, chơi với trẻ và phải cho trẻ thỏa mãn những nhu cầu chính đáng. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. (Nguồn: Epochtimes).

Nguyen Hong

"Lấy tay túm quần, bưng cái mông lại, nín thở là sẽ được..."

Tôi đồng ý với mọi người về chuyện vệ sinh của các cháu. Bản thân tôi cũng co con nhỏ 4 tuổi đang học ở Trường Mầm non bậc nhất thành phố.Tôi cũng thường lo lắng nhưng may sao cô chủ nhiệm lớp con tôi rất tốt.

Tôi sẽ kể câu chuyện mà tôi đã chứng kiến với một cháu nhỏ hàng xóm. Xảy ra liên tiếp mấy ngày liền cái chuyện thằng cu Bi hễ thấy mẹ đến đón là nó giục" Mẹ ơi mau về nhà cho con i, con đau bụng quá".

Về nhà mẹ cháu gặng hỏi nhiều lần "sao con buồn đi nặng mà không đi ở lớp, lỡ may mẹ đến trêễ thì sao?". Cuối cùng Cu Bi mới dám kể:"mấy bạn con đau bụng muốn đi nhưng cô giáo bảo hãy nín đợi về nhà hẵng đi. Cô lại bảo muốn nín được lâu thì lấy tay túm cái quần lại bưng cái mông lại, nín thở là sẽ được.

Mẹ cu Bi đến lớp có hỏi cô có đúng là như thế không nhưng cô chối là không phải thế. Nhưng sau ngày hôm đó cu Bi về nói với mẹ là con kể chuyện gì thì mẹ đừng nói lại với cô, cô la con đấy và nói con lẻo mép nữa.

Cuối cùng người mẹ phải nhẫn nhịn để cu Bi chịu khó học hết năm đó. Điều đó dĩ nhiên là không thể tha thứ được vì nó trái với đạo đức ngành nghề đi ngược lại sự giáo dục. Tôi mong sao các trường các ngành chức năng sẽ có biện pháp để tránh xảy ra những trường hợp như trên

Đào kim Yến, Email: phuongxuan30092000@yahoo.com

Tôi phải cho con nghỉ học cũng chỉ vì chuyện này

Năm ngoái con tôi 3 tuổi học ngoài trường mầm non, về nhà cháu kể rằng ra lớp đi vệ sinh bị cô giáo mắng thế là tôi lập tức hiểu ra sự việc và đành phải cho con nghỉ học khi mới hết một học kì . Năm nay cháu 4 tuổi tôi vẫn chưa dám cho con tới lớp dù được giáo viên vận động tôi phải nói rằng sang năm cháu 5 tuổi lớn hơn rồi tôi mới cho cháu đi học tiếp .

Đi học mà sợ không dám đi vệ sinh thì thật là khổ thân cho các cháu quá . Ở nhà công việc bận rộn may mà tôi còn có thời gian chăm sóc dạy dỗ cháu để cháu theo kịp các bạn ở trường học chứ như các bậc phụ huynh khác ngày ngày phải đi làm từ sáng đến chiều tối thì vấn đề này đành chịu thôi.

Tăng Bá Tuyên; Email: tbtuyenhg@gmail.com

Tôi thấy hiện nay việc đi tiểu, đi ị đối với các cháu học sinh mầm non quả thật là một ác mộng.

Tôi có con trai năm nay cháu 4 tuổi, đang học mẫu giáo. Thỉnh thoảng cháu lại tè ra quần, đặc biệt là những ngày mùa đông thì lại càng hay tè ra quần vì trời rét không toát mồ hôi được.

Tôi cố gặng hỏi tại sao con không đi ra nhà vệ sinh tè xong rồi lại vào học. Lúc đầu bé không dám nói, hỏi mãi bé mới nói cô giáo không cho đi ra vệ sinh. Qua tìm hiểu tại trường cháu học, tôi được biết hàng ngày khi đến giờ cô giáo cho cả lớp lần lượt đi vệ sinh. Nếu cháu nào buồn đi tiểu khi chưa đến giờ thì phải nín nhịn để đến giờ mới được đi.

Nếu nhịn không được thì đành tè ra quần vậy, biết làm sao được? Đây quả là một thực tế buồn, nếu ngành giáo dục và các cô giảng dạy mầm non, tiểu học không có sự thay đổi nhận thức và phương pháp giáo dục thì sẽ gây tác hại khôn lường đối với sức khoẻ và ý thức của các cháu học sinh.

Ngô Văn Bảo: Vệ sinh là cái vỏ của tư duy

Cần kiểm điểm và có thể kỷ luật những cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo về chăm lo sức khoẻ cho học sinh. Cứ bắt các em nín và không được đi về sinh thì quả là một tai hại cho giáo dục, sức khỏe của các em. 

Thanh Hà; Email: thanhhamy@gmail.com

 Tôi cũng có con gái 4 tuổi, học mẫu giáo. Tôi thấy một thực tế mà chắc các bậc làm cha mẹ có con đi học mẫu giáo cũng giống con tôi, đó là việc con tôi rất sợ đi vệ sinh ở lớp. Cháu lúc nào cũng nói là cô bảo phải về "đi nặng". Về đến nhà việc đầu tiên của cháu thường là chạy ngay vào nhà vệ sinh.

Việc đi vệ sinh phải nhịn thì bất kỳ một ai đều không chịu được đừng nói đến là một đứa trẻ. Tôi thấy trong diễn đàn này các cô giáo nói là phải làm rất nhiều việc từ việc dạy dỗ, cho ăn, trông nom...

Đó là công việc của một cô giáo mầm non phải làm và đó là lựa chọn khi làm giáo viên mẫu giáo nên không có gì phải nói ở đây. Một thực tế là tôi có hỏi thì cháu nói là ở lớp cháu đi và gọi cô vào lau rửa không có cô nào giúp cháu và có những hôm cháu đã đi vệ sinh mà không được lau rửa cứ thế về nhà.

Chiều đến bố mẹ tôi đến đón cháu về. Cháu chào cô nhiều lần mà cô cũng chẳng quan tâm. Nhiều khi các cô cũng chẳng để ý là ai đón, các cháu về cũng chẳng hay. Tôi thiết nghĩ các cháu còn quá nhỏ mà các cô giáo không để ý thì khi xảy ra việc thì hậu quả sẽ khó lường.

ĐTPD; Email: dungdtp@yahoo.com

Tôi có con nhỏ hơn 3 tuổi đang theo học tại trường mẫu giáo. Chuyện cô giáo không thích cho các cháu đi ị ở lớp cũng dễ hiểu thôi vì 1 lớp có 2 cô mà trông tận hơn 40 cháu. 

Vì thế gia đình tôi thường xuyên luyện cho cháu đi ị vào buổi tối. Nhưng cũng có hôm sự cố xẩy ra như: cháu bị bị đi ngoài, gia đình tôi đều để cháu nghỉ ở nhà.

Chỉ mong các cô giáo đừng cấm các cháu đi tiểu vì nhịn tiểu rất đễ bị mắc các bệnh về thận.

Lê Quang Sơn; Email: quangsonthuy@yahoo.com Đừng coi nhẹ giáo dục thói quen vệ sinh cho học sinh

Mấy ngày vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần nêu về vấn đề vệ sinh cho học sinh ở các trường phổ thông, nhất là về vấn đề nâng cấp hạ tầng cơ sở cho các trường.

Tuy nhiên, tất cả các ý kiến đều nghiêng về cải thiện cơ sở vật chất cho các trường mà thiếu đi một vấn đề quan trọng là giáo dục ý thức tự giác cho học sinh trong việc đi vệ sinh ở nhà trường, ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.

Vì làm việc trong ngành giáo dục, đã từng đi coi thi tuyển sinh đại học ở các trường phổ thông (hợp đồng thuê địa điểm tuyển sinh) nên tôi đã không ít lần chứng kiến cảnh bẩn thỉu, khó chịu khi mỗi lần đi vệ sinh, mặc dù hạ tầng cơ sở vệ sinh ở những địa điểm đó không phải là tồi. Giấy vệ sinh vứt bừa bãi, đi cầu không dội, không kéo nước... Đó là những nơi học sinh còn ít tuổi.

Nói hơi xấu hổ một tí, tại những nơi công sở, không it bậc người lớn còn không có thói quen sau khi đi vệ sinh thì dội nước, kéo cầu. Xong việc cứ thế đi ra, chẳng suy nghĩ người đi sau hứng chịu cảnh "thơm tho" do mình gây ra. Mà những công sở này, nơi vệ sinh được xây dựng cũng "hoành tráng" lắm.

Thiếu ý thức thì dù có nơi đi vệ sinh hiện đại đến đâu thì vẫn còn bẩn, vẫn còn chịu đựng cảnh cha chung không ai khóc". Vì vậy, theo ý kiến tôi, ngoài việc xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc vệ sinh, cần phải giáo dục ý thức sống sạch sẽ, thói quen đi vệ sinh có quy cũ, thói quen "dọn" sau khi đi vệ sinh.

Như vậy, việc xây dựng, giáo dục học sinh có thói quen tốt khi đi vệ sinh là việc rất nên làm song song với việc cải thiện nơi đi vệ sinh.

IP Address: 222.252.144.104

Hien nay toi dang co con hoc lop 4 tuoi nhung toi cung dong tinh voi cac chi la nha ve sinh cua cac chau qua kem.

Hom nao con toi di hoc ve cung doi di i ngay, tham chi co hom chau nhin lau qua ma khong dam bao co giao, con i son ra quan, bi co cho dung o ngoai gan nha ve sinh. Hom do toi rat buc, thuong con vo cung.

Hồ Phương; Email: baohan_hamy@yahoo.com

Tôi đọc những trang viết mà không khỏi bức xúc. Con tôi năm nay 4 tuổi và cũng đang đi học tại một trường chuẩn quốc gia của tỉnh. Năm cháu 3 tuổi.

Ngày nào đón, cháu cũng mừng quýnh lên và hô mẹ cho đi đái. Thật khổ sở! Vào đến nhà vệ sinh là cháu tè luôn ra.

Về đến nhà thì cháu lôi búp bê ra dạy học. Nhưng không phải dạy hát dạy đọc mà quát mắng, doạ nạt những con búp bê. Những cái đó theo các bạn bé đã học được ở đâu?

Năm nay cháu học lớp 4. Vì sợ cháu nhịn tiểu sẽ ảnh hưởng đễn sức khoẻ, tôi đã đến tận nhà các cô giáo nhờ vả, mong cô nhắc nhở cháu đi vệ sinh cho sạch sẽ.

Lại nói đến nhà vệ sinh của các cháu. Tôi cũng phải sợ... ngã. Hai viên gạch xếp chéo. Các cháu đi làm sao nổi. Không hiểu đến lúc nào các cháu mới có được một chỗ vệ sinh sạch sẽ?

Ngô Ý; Email: ngothiy_82@yahoo.com

Tôi đang có cháu ở tuổi mẫu giáo. Đọc những thông tin trên đây tôi thấy lo lắng vô cùng; thông cảm với các cô giáo về điều kiện vật chất còn eo hẹp lại phải trông nom dạy dỗ số lượng cháu đông như thế rất vất vả.

Tuy nhiên không thể vì thế mà đối xử thô bạo với trẻ như vậy được. Các cô cứ thử nghĩ nếu con mình đi học cũng bị cô giáo "chăm sóc "như thế các cô có đau lòng không? Tôi đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ nên phối hợp với nghành giáo dục mở các cuộc tọa đàm về vấn đê này; đặc biệt ngành giáo dục cần tăng cường có các buổi sinh hoạt để chấn chỉnh nhắc nhở các cô vấn đề đạo đức của nhà giáo để xứng đáng với câu hát ca ngợi: Cô giáo như mẹ hiền, cần có biện pháp mạnh đưa ra khỏi ngành những thày cô mất phẩm chất đạo đức.

Mong rằng sự lên tiếng của dư luận là lời cảnh báo sớm để các cô giáo kịp thời rút kinh nghiệm khi chưa quá muộn.

Thu Hà; Email: oikhoqua@yahoo.com

Con tôi năm nay cũng đã học lớp lớn tại một trường công lập ở Hà Nội. Cháu cũng đã quen với trường lớp, với sinh hoạt ở lớp, nhưng hôm nay đọc diễn đàn này tôi cũng xin bày tỏ ý kiến về việc đi vệ sinh của các cháu.

Năm con tôi học lớp mẫu giáo nhỏ (lớp 3 tuổi), cháu về cũng kể chuyện trường lớp rất vui, nhưng cũng có hôm cháu buồn, hỏi ra thì cháu bảo hôm nay bạn thân của con bị cô giáo mắng.

Bạn ấy buồn đi ị, đi xong gọi cô ra để lau cho cháu, nhưng cô giáo bảo: "Cô mà phải đi rửa đít cho nó à", thế là bạn cháu phải tự lấy giấy lau nhưng vì một đứa trẻ mới có 3 tuổi, làm sao có thể tự làm việc ấy gọn ghẽ được nên bị dây hết ra tay và áo. Cháu phải chịu thối suốt cả một ngày học. Vì thế, là phụ huynh tôi cũng luôn phải giục cháu đi ị mỗi buổi tối, nếu không sáng ra trước khi đi học cũng phải giục cháu.

Chúng ta có một hệ thống trường công lập dày đặc, cũng được Nhà nước hỗ trợ phần kinh phí cho các trường nhưng không thể để tình trạng này kéo dài được.

H.T.T.H; Email: hoaism@yahoo.com Tôi thực sự thấy buồn !

Tôi là một giáo viên mầm non tại một trường chuẩn quốc gia của quận Cầu Giấy (Hà Nội). Tôi đã đọc tất cả các bài viết trên diễn đàn này và thấy rằng hầu hết các phụ huynh đều có những bức xúc về việc con cái mình không được đi vệ sinh và lỗi đều do các cô giáo gây ra.

Thậm chí có người còn nói rằng buồn vì chất lượng của các cô giáo trẻ ngày nay. Tôi thật sự thấy buồn !

Các vị cũng đã biết hiện tượng quá tải học sinh trong các trường mầm non đang là phổ biến. Vậy các vị thử so sánh một phép tính đơn giản : Một mẹ một con ở nhà (Có gia đình còn có cả ông bà và người giúp việc) với 2 cô giáo cùng 50 cháu một lớp học thì sẽ thấy như thế nào ?

Những giáo viên mầm non chúng tôi phải làm việc cật lực và thực sự có sức khỏe mới chống chọi được. Chúng tôi bắt đầu công việc từ 7h30 và kết thúc vào lúc 16h45. Buổi trưa không được ra ngoài, phải thay nhau trực giờ ngủ, làm tất cả mọi việc : Dậy - Chơi - Cho ăn - Cho ngủ - Làm vệ sinh cho các cháu.

Có những vị sáng ra cho con ngủ thêm nên không kịp cho cháu ăn sáng nên mang đến nhờ cô. Các cháu suy dinh dưỡng thì bố mẹ gửi thêm đồ ăn thức uống giữa buổi. Chúng tôi vẫn vui vẻ bởi chúng tôi hiểu đó là nghề của mình mặc dù lương của chúng tôi rất thấp, chứ không phải là rất cao với nhiều chế độ đãi ngộ hậu hĩnh như có người đã nói.

Tất nhiên cũng có trường hợp như quý vị đã nêu và tôi có đọc qua báo chí, nhưng hiện tượng đó ở trường tôi là không có. Trừ các cháu nhỏ (từ 3 tuổi trở xuống), các cô theo giờ nhất định cho các cháu xếp hàng đi vệ sinh.

Còn các cháu lớn hơn thì tự đi theo nhu cầu. Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ. Cháu nào đi nặng hơn chúng tôi đều dắt vào và làm vệ sinh cho cháu.

Tôi khẳng định rằng, lớp giáo viên trẻ hiện nay tài năng và rất tâm huyết với nghề.

Không có lý do gì mà các vị nói rằng, chất lượng các cô giáo mầm non hiện nay kém cả, vì giáo viên mầm non hiện nay muốn được đứng lớp thì thấp nhất phải tốt nghiệp trung cấp dạy nghề, trước khi vào nghề phải thi tuyển qua nhiều vòng tuyển chọn. Trường tôi, giáo viên đứng lớp 100% đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học.

Tôi thiết nghĩ, mọi người trong chúng ta nên nhìn sự việc một cách khách quan. Nếu chúng tôi có chỗ nào còn sai sót xin tiếp thu. Chúng tôi mong được đón nhận những ý kiến đóng góp để hoàn thiện mình, chứ không phải lôi ra những câu chuyện hay những tình huống nào đó để chỉ trích.

Tại sao các vị không tìm giải pháp để hạn chế những khó khăn ? Ví dụ như đóng thêm học phí để các trường có thể tuyển thêm người vào làm, mỗi lớp sẽ có một cô chuyên làm vệ sinh cho các cháu, gánh bớt công việc cho các cô đứng lớp; hay hỗ trợ các cô rèn con cái chúng ta có thói quen đi vệ sinh đúng giờ giấc (như một phụ huynh đã nêu ý kiến). Tôi nghĩ như thế sẽ hay hơn rất nhiều.

Hong Pham; Email: phloan75@yahoo.com

Tôi thấy việc này xảy ra gần như tại tất cả các trường mẫu giáo. Con tôi trước kia có học tại một trường mẫu giáo ở Hà Nội. Tôi rất ngạc nhiên vì hầu như ngày nào trên đường đi học về cháu cũng giục mẹ đi nhanh về nhà. Thì ra là cháu buồn ị mà không dám ị ở lớp phải nhịn đến chiều về nhà ị.

Có hôm tôi đến đón con muộn thì thấy cháu đứng ở cửa, mông cong lên còn chân thì dậm dậm, vừa nhìn thấy mẹ cháu liền mếu máo là con buồn ị, khi tôi bảo cháu vào toilet của lớp ị thì cháu nhất định không chịu. Khổ thân một đứa trẻ lên 3 mà phải nhịn nhu cầu tất yếu của mình trong khi người lớn còn khó mà nhịn được.

Hiện nay cháu đang học lớp lá tại một trường mẫu giáo ở TPHCM. Cứ đều đặn ngày nào cũng vậy, vừa về đến nhà là cháu đi ị. Tôi thấy các cô giáo thật giỏi trong việc huấn luyện cho các cháu đi ị đúng giờ giấc và chỉ ị ở nhà. Không biết việc này có nằm trong chương trình giảng dạy không?

Hoàng Hà Thu; Email: maihathuy2003@yahoo.com  Nhà vệ sinh và quyền của trẻ em

Tôi có một cháu nhỏ 4 tuổi đang đi mẫu giáo mà cháu cũng không dám đi vệ sinh. Vì lúc ở nhà cháu thường ngồi toalet để đi vệ sinh, nhưng ở lớp cháu không quen đi vào bô, còn toalet thì chỉ có hai viên gạch xây, cháu ngồi chưa quen hay tè vào ống quần, sợ ướt nên cháu thường nhịn tiểu, đến khi có bố mẹ đến đón là cháu cuống cuồng đòi đi toalet nhưng với điều kiện là mẹ phải bế.

Còn đi nặng hơn thì cháu không bao giờ dám đi ở trường, cũng vì những lý do trên .

Tôi có dặn và chỉ dạy cháu, nhưng quả thật nhìn hai viên gạch xây chênh vênh của nhà vệ sinh đến người lớn cũng ngần ngại mỗi khi sử dụng chứ nói gì tới con trẻ.

Trường con tôi học là trường được coi là đạt chuẩn của Hà Nội mà còn như vậy thì chuyện ở các tỉnh khác, chuyện không dám đi vệ sinh của các cháu là điều dễ hiểu.

Nhưng vấn đề là chúng ta cải thiện điều kiện vệ sinh như thế nào cho phù hợp với đa số điều kiện sinh hoạt tại gia đình của các cháu, và hướng dẫn cho các cháu đi vệ sinh đúng cách và hợp lý để những chuyện tưởng như rất nhỏ này không ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và thân thể của các cháu. Để các cháu coi việc đi vệ sinh lúc có nhu cầu là một điều cần thiết và được khuyến khích.

Hong Hanh; Email: tonghopdpi_qn@yahoo.com.vn

Tôi có con gái 3 tuổi đang đi học mẫu giáo và cũng gặp vấn đề "đi bô". Ngày nào về đến nhà cháu cũng nhanh chóng đòi đi ị... Tôi hỏi cháu có đi vệ sinh ở lớp không, cháu thường lảng tránh câu trả lời, chỉ nói cô bảo không đuọc đi ị.

Hai vợ chồng tôi đều rất lo lắng về vấn đề này của con, vì nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cháu.

Chúng tôi vẫn biết chỉ hai cô giáo một lớp vài chục cháu là rất vất vả, nhưng tôi nghĩ mỗi người một công việc đã được xã hội phân công. Chúng tôi đi làm cũng phải làm hết phận sự của mình thì không lẽ gì các cô lại không làm tròn bổn phận của một người "mẹ hiền".

Tôi mong các cô hãy đọc những lời tâm sự của cha mẹ các cháu để con trẻ không phải lo sợ khi đến lớp, một môi trường mà chúng tôi luôn tin tưởng là con mình đều học được những điều hay, lẽ phải ở đây.

Phạm Huy Nam; Email: namphamhuy@hn.vnn.vn  Về việc đi vệ sinh của các cháu mẫu giáo

Con tôi năm nay đã gần 5 tuổi, cháu đi nhà trẻ đã được hơn 2 năm nay. Cháu đi nhà trẻ Hoa Mai (Hải Phòng). Khi đọc được nhiều ý kiến của các bậc cha, mẹ có con đi học mẫu giáo, đi nhà trẻ trên đây tôi về mới để ý thấy rằng từ khi bắt đầu đi nhà trẻ con tôi rất hay ị ra quần, nếu không thì cũng thường xuyên tè ra quần.

Đến những năm sau cháu không còn hiện tượng này nữa, nhưng cứ khi về nhà là cháu đòi đi tiểu tiện, hoặc đại tiện ngay lập tức và đi rất nhiều. Có hỏi gì thì cháu không dám nói gì, chỉ nói cô mắng đấy...

Qua đây tôi cũng chỉ mong rằng các cô giáo mầm non hãy tự xem lại phương pháp giảng dạy của mình nếu đã tốt rồi thì nên tốt hơn nữa. Vì dù sao các cô cũng đã có hoặc sẽ có con nhỏ mà. Các cháu nhỏ là tương lai của đất nước, chúng ta phải có nghĩa vụ chăm sóc dạy dỗ các cháu tốt nhất trong khả năng của mình.

Phạm Thanh Danh; Email: thanhdanh_chi@yahoo.com.vn Lương tâm các cô để đâu?

Tôi thực sự thấy buồn về một lớp các cô nuôi dạy trẻ ngày nay. Trong bài hát dành cho các cháu nhà trẻ, mẫu giáo có câu "Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền". Tôi không hiểu khi các cô dạy các cháu bài hát này các cô có nghĩ đén việc bắt các cháu phải nhịn đại, tiểu tiện là một tội ác hay không?

Vì làm như vậy các cô đã tạo cho các cháu cảm thấy có tội khi đại tiểu tiện ở trường, đồng thời việc nhịn đại tiểu tiện kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sinh lý của trẻ thơ như bị táo bón, bị đại tràng, thận...

Tôi cũng có con đi học trường mẫu giáo và cũng phải chịu những quy định bắt buộc vô lý của các cô. Nhiều hôm chỉ cần đón con ra khỏi lớp là cháu tè ra quần.

Có cháu vì nhịn không được ị luôn ra quần thế là cô không những không thay quần cho cháu mà còn bắt phạt đứng úp mặt vào tường ở nhà vệ sinh. Họp phụ huynh nhiều người phản ánh nhưng cũng "nguyễn y vân".

Quả thực ngành giáo dục có lẽ nên đổi mới ngay từ khi đào tạo ra một lớp giáo viên từ mầm non trở đi.

Nguyễn Thị Liên, Email: nam.vang@yahoo.de

Chuyện bắt các cháu nhịn và cấm không được đi đại tiểu tiện ở nhà trẻ, lớp mẫu giáo đã "xưa như trái đất" rồi chứ không phải bây giờ mới có.

Nhân đọc loạt bài về chuyện này trên báo Tiền phong điện tử, mặc dù hiện đang ở nước ngoài và chuyện xảy ra đã lâu khi còn ở Việt Nam nhưng tôi cũng không thể không tham gia diễn đàn này.

Hơn 20 năm trước đây khi còn ở Hà Nội, một lần đến đón con ở nhà trẻ - ngay trong ngõ Hàng Khay cạnh Bờ Hồ - cô giáo nói với tôi: "Cháu nó ỉa đùn ra quần. Chị mang cháu ra máy nước công cộng mà làm vệ sinh cho cháu". Trông thấy mẹ cháu òa khóc, nó bị cô phạt đứng im trong một góc phòng với nguyên cả cái bọc "tội lỗi" trong quần không biết đã mấy tiếng đồng hồ, nhưng chắc chắn là từ lúc đã nhỡ làm chuyện đó.

Trời gió mùa đông bắc rét căm căm, tôi mang cháu ra máy nước gột rửa. và dỗ cháu chịu khó mặc cái quần ướt đi về nhà. Con tôi giờ đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc tại một viện nghiên cứu khoa học ở Đức. Hôm vừa rồi kể lại chuyện "ỉa đùn ở lớp" cho cháu nghe, không ngờ cháu vẫn nhớ như in cái lần "vi phạm kỷ luật" nghiêm trọng ấy đã xẩy ra trước đây hơn 20 năm, lúc cháu mới 3 tuổi.

"Hôm ấy mẹ bảo về đến nhà cái quần sẽ khô, thế mà về đến nhà nó chẳng khô gì cả. - Cháu nhớ lại và nói tiếp - Sao ngày ấy các cô ác thế? Có cô doạ cháu nào hư hoặc đái dầm, ỉa đùn cô sẽ treo lên cái quạt trần cho nó quay" làm tất cả sợ chết khiếp. Vào giờ ngủ trưa ai không nằm im và nhắm mắt lại cô đi qua cầm cái roi vụt cho một cái".

Thế đấy các bạn ạ, những ký ức tuổi thơ của một thanh niên Việt kiều sinh ra và lớn lên ở Việt Nam có những "điểm khuyết" như vậy đấy. Ngày đó tôi cứ nghĩ là con mình có lỗi nên không dám nói gì với các cô cả. Nhưng sau này nghĩ lại tôi mới thấy sao lại có sự vô lý thế nhỉ? Các cô doạ và cấm các cháu đại tiểu tiện ở lớp nên con tôi mới sợ mà "ị ra quần" chứ đâu phải lỗi của nó?

Mong các cô cũng đừng khó chịu mà hãy nghĩ rằng các cháu còn khó chịu hơn nhiều khi phải nhịn đại tiểu tiện ở lớp. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của một bạn đọc: Hãy bắt đầu giáo dục và đào tạo từ những chuyện nhỏ nhặt nhất ở nhà trẻ, mẫu giáo cùng với việc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và mong các cô bảo mẫu xứng đáng với danh hiệu cao quý "Cô nuôi dạy trẻ".

Berlin ngày 29/10/2007

Le Minh; Email: ploiestiprahova@yahoo.com.vn Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến các cháu

Tôi là một người cha, cũng một có bé gái mới 16 tháng tuổi. Tôi chưa cho con đi nhà trẻ vì thấy cháu còn nhỏ quá. Tôi cũng đã đến một số nhà trẻ cả công lập và tư nhân để xem tình hình và cũng để tôi có sự lựa chọn nơi thích hợp để gởi con vào đó.

Ở đó tôi cũng chứng kiến được nỗi vất vả của những cô nuôi dạy trẻ khi một người phải lo cho nhiều cháu bé. Chúng ta thử nghĩ xem, một mình mình giữ một cháu bé cũng đã rất vất vả. Biết bao nhiêu việc cần phải làm cho cháu: lo cho cháu ăn, ngủ, vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ... Phải theo dõi cháu thường xuyên, không dám lơ đãng với cháu, vì 1 phút lơ đãng có khi phải 'trả giá" rất đắt.

Có lẽ chỉ có người mẹ sinh ra cháu mới có đầy đủ tình thương và trách nhiệm để lo một cách chu đáo cho con của mình. Tuy vậy người mẹ đôi khi cũng nóng giận trước những việc con mình gây ra và việc la mắng hay đánh đòn con là những điều chúng ta có thể thấy được.

Trở lại với vấn đề của các cô giáo mà các ý kiến đã nêu, tôi thấy thế này: Chúng ta phải cùng nhau hỗ trợ trong việc nuôi dạy trẻ để giảm bớt gánh nặng cho các cô giáo. Tôi thấy có nhiều phụ huynh chở con đến trường kèm theo bịch cháo để nhờ cô cho ăn. Sao chúng ta không chịu dậy sớm hơn một chút để làm việc đó?

Còn nữa, việc đại tiện của các cháu. Các bậc phụ huynh hãy "tập" thói quen cho các cháu đi tiện vào buổi sáng, trước khi đưa các cháu đi học. Việc làm này sẽ hình thành nên thói quen của cháu và sẽ hạn chế việc các cháu đi trên lớp - trừ các trường hợp còn lại thì trách nhiệm các cô phải làm.

Tình thương của các cô cũng chỉ có giới hạn. Các cô còn phải chăm lo cho gia đình và nhiều thứ việc khác với đồng lương ít ỏi ở các trường mầm non, mẫu giáo và trách nhiệm thì rất nặng nề. Các cô không thể dành tất cả cho con cái của chúng ta được.

Mong các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến nhiệm vụ làm cha, làm mẹ của mình nhiều hơn, giúp cho các cô ở trường đỡ bớt gánh nặng, để họ có thời gian quan tâm đến việc dạy bảo các cháu.

Về phần các cô giáo, phụ huynh chúng tôi sẽ mong các cô lo lắng, chăm sóc,dạy bảo các cháu như con em của mình vì chúng tôi đã đặt niềm tin rất lớn vào các cô. Sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của con chúng tôi chắc chắn có phần rất lớn đóng góp của các cô trong đó.

Nguyen Nguyen, Email: hcongtrang@yahoo.com  Các nhà quản lý giáo dục có nghe thấy?

Bao nhiêu là ý kiến! Khi Tiền phong Online nêu ra chủ đề này tôi đã nghĩ rằng sẽ có tới tấp những ý kiến bức xúc được gửi đến Tòa soạn. Những người có con tôi biết cũng đều than phiền về chuyện này từ lâu rồi.

Con tôi cũng trong tình trạng này khi học ở trường mẫu giáo và hiện nay tiếp tục khi học ở trường tiểu học. Cô dặn là không được đi và cũng không thể đi vì không có chỗ, bẩn, không có nước và giấy vệ sinh...

Thương con nhưng không có cách nào, đành chấp nhận thôi. Một tiếng nói không thể thay đổi được gì! Không biết người đứng đầu ngành giáo dục có đọc được những lời này không? Nếu đọc được thì có làm gì không hay hàng suối ý kiến thế này cũng không đem lại kết quả gì?

Mong sao rằng các vị sẽ nghe được để giao cho một người chịu trách nhiệm giải quyết tất cả những việc liên quan đến vấn đề này trong một thời gian nào đó và kiểm tra lại qua hình thức phản hồi của dư luận qua báo Tiền phong Điện tử như khi vấn đề được đưa ra.

Mong sao con em chúng ta trong thời gian ngắn nữa sẽ được thực hiện quyền tối thiểu nhất của một con người. Đừng để các con khốn khổ về chuyện này triền miên hết năm này qua năm khác! 

Nguyen Quynh Phuong, Email: cinamonbrother@yahoo.com.vn  Nỗi lo lắng của cha mẹ

Tôi cũng đang có một cháu trai đang học lớp mẫu giáo nhỡ tại một trường mẫu giáo của thủ đô Hà Nội, gần trung tâm, trường đạt chuẩn quốc gia. Tuần vừa qua tôi có liên tục xem các bài viết về việc các cháu đi học mẫu giáo phải nhịn đi vệ sinh. Là một phụ huynh cũng có con đang trong độ tuổi này, tôi rất thông cảm và cũng muốn chia sẻ với các vị phụ huynh.

Gia đình tôi cũng đã tạo thói quen trong việc đi vệ sinh cho cháu nên cháu không mấy khi đi vệ sinh nặng tại lớp. Tôi gửi trong balô của cháu cả giấy ướt và giấy khô để cô giáo vệ sinh cho cháu. Việc đó tôi cũng đã dậy cháu nhiều lần ở nhà, khi đi vệ sinh con nhớ mang theo giấy vào và nhờ cô giúp.

Cháu làm việc đó rất tốt, nhưng điều cốt yếu là cháu thường đi sáng sớm ở nhà hoặc chiều khi đi học về. Việc đó tôi không đáng ngại nhưng trong tuần vừa qua có một việc xảy ra với cháu làm tôi không yên tâm.

Tôi cho cháu đi học từ khi cháu tròn 3 tuổi. Cả gia đình luôn tạo ý thức và không khí cho việc đi học của cháu. Tôi và chồng tôi, cũng như toàn thể gia đình rất yên tâm về việc cháu rất thích đi học.

Thế nhưng tuần vừa rồi, thứ Hai cháu đi học bình thường, đến cổng trường thì bắt đầu phụng phịu và không chịu vào lớp, khóc theo mẹ và đòi về, cô giáo cũng không dỗ được. Lúc đó tôi đành để cháu lại trong lớp cho cô giáo và đi về. Tiếp đến thứ Ba vẫn như vậy. Gia đình tôi rất lo ngại, không hiểu vì sao, cả cô giáo cũng vậy.

Đến ngày thứ Tư thì gia đình tôi đến đón cháu và đưa cả cháu ra gặp cô giáo. Sau một lúc nói chuyện về trường, lớp và gia đình thì cháu nói bị một bạn trong lớp đánh thường xuyên. Cô giáo đã gọi bạn đó ra và bắt bạn đó xin lỗi, sau đó hai cháu chơi với nhau rất vui. Cô giáo đã chuyển con trai tôi sang tổ khác. Bạn đó cùng tổ với con trai tôi, trong giờ tập thể dục, giờ ăn, ngủ cũng cùng với con tôi.

Tôi nghĩ các cháu đang trong độ tuổi tìm hiểu và lắng nghe những điều xung quanh. Nếu như chúng ta không tạo ra những điều kiện lành mạnh tối thiểu thì chắc rằng các cháu sẽ phát triển một cách lệch lạc, không đúng với những điều mà chúng ta mong muốn.

Theo tôi việc xảy ra với con trai tôi cũng sẽ xảy với con các bạn, mọi việc rồi sẽ qua đi, chúng ta sẽ tìm cách khác để các cháu hứng thú với việc đi học và yêu mến thầy cô nhiều hơn.

Các cô giáo hãy cùng chung tay với phụ huynh để ươm nên những mần non cho đất nước, những nhân tài cho xã hội, đừng để những mầm non này bị ảnh hưởng ngay từ khi còn rất bé. Hãy để các cháu có ấn tượng thật tốt đẹp về cuộc sống, lớp học và những điều xung quanh. Các cháu còn quá nhỏ.

Hoàng Nhật Chi, Email: tran_mai@yahoo.com

Đây là một thực trạng trong ngành giáo dục mầm non ở nước ta, trong Nam ngoài Bắc như nhau cả. Vấn đề cốt lõi ở đâu? Lương? Không, Nhà nước có những ưu đãi ngành cho các cô.

Thu nhập? Hãy thử tính toán một chút với "quà" của bố mẹ các cháu nhân ngày lễ (mà ngày lễ trong năm học có Quốc khánh, 20/10, 20/11, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, 8/3, 30/4,1/5), kẻ ít người nhiều với khoảng 55, 60 cháu/lớp. Trách nhiệm của các cô luôn được đề cao trước mặt bố mẹ các cháu.

Vậy, lỗi do đâu?

Đỗ Hà; Email: 101084@...; Con tôi còn ở tình trạng tồi tệ hơn

Con trai tôi 28 tháng tuổi, tháng 9 vừa rồi tôi cho cháu vào học ở trường mầm non H. (Vĩnh Phúc). Khi đến đón con (tôi đến rất sớm vì muốn đứng ở ngoài nhìn xem con mình có ngoan không, tôi đứng ở góc khuất các cô không biết), tôi bắt gặp cảnh tượng con tôi đang trớ.

Một cô vừa lấy tay đánh con tôi mồm thì quát: "Sao mày ngu thế, trớ thì phải nhìn ra ngoài chiếu mà trớ chứ sao lại trớ vào chiếu thế này?". Một cô thì quát các cháu đang khóc khác: "Chúng mày câm hết mồm đi!".

Một buổi khác tôi đến đón thì thấy các cô vừa xới cháo cho các cháu ăn, có cháu còn chưa được miếng nào các cô đã bảo: "Các con ăn thế đủ rồi, đưa cô cất!". Thế là các cô đổ hết vào nồi.

Được vài buổi đi học về cháu nhà tôi lấy tay sếch bố lên và nói: "Mày ngồi ở chỗ này, chỗ của mày đây chứ". Còn chuyện cấm đi vệ sinh như các bạn xem ra đấy vẫn còn là một vấn đề nhẹ so với cách giáo dục các cháu theo kiểu như ở trường MN H.H Vĩnh Phúc.

Hiện nay tôi đã cho cháu nghỉ ở nhà vì quá khiếp hãi cảnh tượng giáo dục mà tôi đã được chứng kiến. Cháu nhà tôi cũng nhất quyết không đi học nữa vì cháu sợ các cô.

Nguyen Thuy Anh, Email: gagobotot12345yahoo@.com.vn

Tôi còn nhớ cách đây 2 năm con tôi học mẫu giáo nhỡ. Thỉnh thoảng cháu bị đau bụng đột xuất ở lớp muốn đi ị nhưng vì nhớ lời cô là không được đi ị ở lớp vì thế cháu cố nín nhưng khi không nín được thì cháu ị ra quần.

Buổi chiều đón con tôi thấy cháu xách một túi ni lông đen ra đưa cho mẹ và cô nói ngay là ngày nay cháu ị ra quần. Tôi thật ngại quá cảm ơn cô rối rít vì đã thay rửa cho cháu sạch sẽ cô cười vui vẻ và nhận lời cảm ơn.

Khi về nhà tôi với nói và dặn cháu từ lần sau con không được như thế nữa nhé khi con đau bụng muốn ị con phải chạy đi nhà vệ sinh ngay. Cháu mếu máo nói cô bảo là các cháu không được ị ở lớp, nước cũng uống ít thôi chứ uống nhiều nước lại đi tiểu nhiều nhà vệ sinh hôi lắm, chiều về nhà rồi uống.

Tôi giải thích cho cháu là cô nói thế là để các bạn sáng dậy là phải vệ sinh ở nhà đi rồi mới đi học còn nếu cháu nào bị đau bụng đột xuất thì phải đi ngay không thì ị ra quần cô phải rửa rồi gặt quần cho cháu cô không có thời gian mà mất vệ sinh lắm. Cháu cãi ngay cô có rửa cho con đâu, cô có giặt quần cho con đâu!

Tôi hỏi thế ai làm cho con? Cháu nói tự con làm, cô bảo tự làm đi. Tôi ngạc nhiên quá, cháu nói con tự rửa rồi mở nước ở vòi ra giặt quần rồi cô đưa cho cái bao bỏ vào cột chặt lại chiều mang về, rồi con tự rửa ghế mang ra phơi.

Tôi nghe mà tội quá, bèn hỏi con có rửa tay bằng xà phòng không; cháu nói không có xà phòng. Trời ơi, khi đó tôi mới ngửi người và tay cháu thì hôi quá đi! Cháu còn nói buổi trưa cô bảo con nằm xa các bạn ra không thối lắm.

Tội nghiệp con tôi chưa! Cháu đã ăn bữa trưa và chiều với bàn tay thối đó. Thế mà khi tôi rối rít cảm ơn cô vì đã thay rửa cho cháu thì cô tươi cười nhận lời cảm ơn. Thật là xấu hổ, lương tâm cô để đâu?

Đến năm nay cháu đi học lớp 1 thì còn tệ hơn nữa cháu toàn nín tiểu và không dám uống nhiều nưóc vì nhà vệ sinh ở xa lớp và rất bẩn, đi xong không có vòi nưóc để rửa tay.

Tôi đã tham quan nhà vệ sinh của các cháu. Thật kinh khủng! Chỉ là mấy hòn gạch mộc gắn vữa trên nền xi măng và một bể nước nhỏ xíu cao đến cằm các cháu, nước thì tận dưới đáy.

Theo cháu nói thì múc bằng cái ca cao su giống ở quê, hơn nữa lại không có một lỗ thông gió nào có mỗi cái cửa đi vào tối om, các cháu vào đó đến "chết ngạt" mất. Mà đấy là tôi lại thăm quan vào ngày Chủ nhật, các cháu nghỉ học hết. Tôi đếm chỉ được 5 cái bệ gạch như thế vừa đại tiểu tiện chung luôn mà trường thì có tới mấy chục lớp .

Trường con tôi học là trường đã đạt chuẩn quốc gia và ở thành phố loại 1 đấy, tôi không hiểu Bộ Giáo dục nưóc ta lấy tiêu chí chuẩn mực như thế nào là trường chuẩn quốc gia chứ như trường con tôi học cũng là trường đạt chuẩn quốc gia thì khiếp quá.

Tôi mong nhà nước ta và nhất là Bộ Giáo dục hãy mau chóng có hướng giải quyết cho dù phụ huynh có phải đóng thêm một khoản thu đầu năm cho việc đầu tư nhà vệ sinh như là khoản tiền xây dựng trường đầu năm vậy, để nhà vệ sinh trong các trường học cho con em chúng ta có một môi trường học sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ cho các cháu, chứ phải nín nhịn thì các cháu làm sao mà thoải mái học tốt được.

Hoàng Thị; Email: muayenhoa02@yahoo.com  Con tôi thường xuyên nhịn đại tiện ở lớp

Tôi có con trai năm nay mới học lớp mẫu giáo bé. Cháu rất sợ đi đại tiện ở lớp vì cô giáo thường xuyên nhắc các cháu trong lớp rằng phải đại tiện ở nhà rồi mới được đến lớp.

Có lẽ cô giáo không bắt buộc các cháu phải làm thế (mà bắt buộc làm sao được) nhưng ngày nào cô cũng lặp lại cái điệp khúc "phải... ở nhà" và mỗi khi có cháu nào ị ở lớp là cô lại bảo bạn đó không ngoan nên trong tâm trí non nớt của một đứa trẻ 3 tuổi thì ị ở lớp là một điều rất tệ hại.

Tôi đã hỏi nhiều phụ huynh có con đang học mẫu giáo thì đa số đều nói con họ cũng thường "nhịn" ị ở lớp. Tôi nghĩ các cô không cố ý làm khổ các cháu như thế nhưng cách truyền đạt vấn đề, cách giao tiếp với các cháu của các cô chưa thực sự được chú ý.

Điều này rất quan trọng vì các cháu mẫu giáo ở cùng cô gần như cả ngày, mọi hành động, lời nói của cô đều thẩm thấu vào tâm hồn của các cháu. Tôi mong cô giáo đừng nặng nề chuyện đó để con tôi không phải lo lắng, sợ hãi mỗi khi muốn đại tiện ở lớp vì đó là điều hết sức bình thường của bất kỳ một con người nào.

Mẹ của hai con gái, Email: sockhom@yahoo.com

Tôi đã đọc hai bài viết gần đây về vấn đề này và cũng rất bức xúc. Con gái lớn của tôi hiện đang học lớp mẫu giáo lớn tại một trường mẫu giáo công lập. Ngày nào đi học về cũng vậy, việc đầu tiên sau khi chào mẹ là cháu chạy thật nhanh vào toilet để đi "nặng".

Nhiều lần tôi hỏi con: "Tại sao con không đi ở lớp", cháu nói: "Con sợ cô và toilet ở lớp bẩn lắm mẹ ạ!". Đúng như nhiều phụ huynh phản ánh trong nội dung của các bài báo trước.

Linh Lan, Email: linhlan0209@yahoo.com  Con tôi cũng không dám đi ị ở lớp

Tôi cũng có một con gái năm nay cháu 3 tuổi, cháu đang học lớp mẫu giáo bé ở một trường mẫu giáo ở quận Hoàng Mai (Hà Nội). Ngay từ những ngày đầu tiên đi học về cháu đã hỏi tôi là: Thế con đi ị mẹ có yêu con không? Tôi trả lời cháu: Mẹ yêu con chứ? Cháu tiếp tục: Cô giáo bảo bạn nào ị ở lớp thì cô không yêu đâu?

Do vậy mà mỗi buổi sáng ngủ dậy cháu đều tự giác ngồi vào bô và đi ị cho bằng được. Nếu hôm nào không đi ị buổi sáng được thì buổi chiều khi được đón về, việc đầu tiên của cháu khi vào đến nhà là ngồi ngay vào bô.

Tôi hỏi cháu: Tại sao con không ị ở lớp? thì cháu bảo là ở lớp cô lau không sạch. Gia đình tôi thực sự rất lo lắng. Cũng may là cháu nhà tôi cũng đã lớn (ở lớp của cháu lớn nhất lớp).

Tôi không thể hiểu những cháu bé hơn thì sẽ thế nào nếu muốn đi ị ở lớp? Điều này chỉ mong chờ vào lương tâm của các cô thôi.

Một bạn đọc, Email: hunglqven@yahoo.com

Con gái tôi đã 13 tuổi nhưng mỗi lần gặp lại cô giáo cũ của lớp mẫu giáo, cháu thường nhắc lại với một vẻ đầy ấm ức: Cô D này ngày xưa toàn mắng và phạt con mỗi khi con xin đi vệ sinh ở lớp.

Tôi cũng còn nhớ rất rõ, mỗi chiều khi đón con về, con tôi thường vội vàng đi vệ sinh ngay sau khi ra khỏi lớp, về đến nhà thì uống rât nhiều nước và cháu luôn nói các cô chỉ cho uống ít nước thôi.

Tôi được biết đây là một giáo viên giỏi có tiếng của trường và luôn mang về giải này giải nọ trong các lần thi thố. Hiện nay cô ấy mới được lên chức Hiệu phó nhưng không hiểu có ai biết đến cái lương tâm và đạo đức nghề nghiệp đằng sau các giải thưởng và cái chức Hiệu phó ấy chưa?

Minh Anh, Email: banglang59@yahoo.com 

Con gai toi nam nay duoc 4 tuoi va da di hoc o truong mam non duoc 2 nam. Nam ngoai, khi con hoc o lop mau giao be, moi khi tan hoc ve, von la dua tre noi nhieu, chau thuong d­­ung giua nha noi nhung gi ma chau nghe thay o lop...

Vi du: chau gia vo lam co giao, chau noi: Sao lai cau ban? Lan sau co cau ban nua khong? Chua nay, danh cho chua nhe.v.v.

Qua do toi cung biet so qua ve thai do cua cac co giao doi voi con minh. Roi mot hom thay chau lai cu dung giua nha va noi: Phai biet kiem che... Phai biet kiem che... Roi keo dai giong ra noi lien tuc may tu day.

Toi thay la qua lien hoi tai sao con lai noi vay va cac ban co biet con gai toi da tra loi nhu the nao khong? Chau bao: Cu khi nao co ban xin di "i" thi co giao con deu noi nhu vay...

Toi hoang mang vo cung, vi day la nhu cau khong the cam doan duoc o bat ky ai. Ai cung co nhu cau di ve sinh khi can, cac co giao cung vay. Vay ma cac co lai no lam nhu the, toi khong the hieu noi.

Nho lai, hoa ra tu ngay di mau giao den gio, cu sang ngay ra la con toi lai di ve sinh o nha; hoac neu sang chau chua di duoc, thi chieu toi sau khi di hoc ve la chau lai voi vang di ngay... Khong bao gio chau di "i" o lop het... Sau khi doc bai bao cua nhieu chi em gui len, toi moi duoc biet day la tinh trang chung cua nhieu truong nhieu lop Mam non...

Một bạn đọc , Email: 56@yahoo.com.vn

Toi cung co con dang hoc lop mau giao lon va gan nhu 3 nam hoc tai truong con toi khong di i o lop (vi toi nao chau cung di ve sinh tai nha).

Co phai vi neu nhieu chau di i o lop thi cac co khong chui rua duoc vi kinh so? Tre con ngay tho va trong trang hon bat ky lua tuoi nao, ay vay ma hien nay chi moi 2 hay 3 tuoi chung da phai tu duy rat thuc te ma hien tai la cai viec: con phai i roi con moi den truong neu khong, i o lop la co se khong thuong...

Mot sinh ly vo cung tat yeu cua con nguoi ma bat ky ai cung biet: khong ai co the tri hoan duoc cai su buon... do. Vay ma nhung dua tre moi vai tuoi dau da phai tu minh bat buoc kim ham ban than vi no so... co - giao?!

Cau hoi dat ra: Nganh Giao duc mam non ma dung dau la cac bac Hieu truong co biet tinh trang nay va nhieu bat cap khac doi voi nhan vien noi ho dang phu trach hay khong? Va co giai phap gi?

Thu Lan

Con tôi đến nay vẫn chưa đi vê sinh tại trường Cháu nhà tôi năm nay đã học lớp 5. Nhưng từ khi cháu còn nhỏ, học mẫu giáo, không biết các cô dặn cháu thế nào mà chấu nhất quyết không đi vệ sinh tại trường.

Có lần tôi đã đưa cháu đến trường, cháu muốn đi vệ sinh, tôi nói để mẹ xin cô cho con vào lớp đi vệ sinh nhưng cháu nhất quyết không chịu, cuối cùng hai mẹ con về nhà giải quyết xong lại đến lớp.

Suốt cả 3 năm học mẫu giáo cháu không dám đi vệ sinh ở trường, nếu muốn đi, phải nhịn đến chiều về nhà đi. Đến bây giờ học lớp 5 cháu vẫn không sao thay đổi được thói quen đó, kể cả khi có nhu cầu.

Tôi thiết nghĩ các trường mẫu giáo cần xem xét, giáo dục cho giáo viên trường mình thực sự thương yêu các cháu, đồng thời có biện pháp quan tâm kiểm tra đồng bộ về mọi sinh hoạt của các cháu tại trường.

Mẹ mimi, Email: mimi@yahoo.com

Đúng như các bà mẹ đã phản ánh đấy, tôi có con gái đi học mẫu giáo được 2 năm rồi. Ngày đầu tiên đi học về cháu bảo: "Mẹ ơi, cô giáo bảo không được đi ị ở lớp". Không những ở thủ đô mà ở các tỉnh lẻ cũng có tình trạng như vậy, hay là các cô được đào tạo bài bản về việc cấm các cháu không được đi ị ở lớp! Thật là đáng trách!

Nguyen Duy Tan, Email: xindungtrachanh99@yahoo.com

Đề nghị xử lý thật nghiêm các cô giáo có hành vi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và làm tổn thương tâm hồn các cháu bé, đây có lẽ cũng là điều mà những người có tâm cần nghĩ đến và làm ngay.

Mai Quang Hiển, Email: benmylang@gmai.com  Con tôi cũng không dám ị ở trường

Giống như trường hợp của con các bạn, con tôi cũng mong bố mẹ đến đón sớm để về nhà làm cái việc rất bình dị và cũng rất cần thiết đó. Hóa ra vì nhiều nguyên nhân mà trong đó nguyên nhân lớn nhất là sự vô cảm của người lớn, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường nhật của các cháu đó là vui chơi, học tập.

Trường mầm non là nơi các cháu cảm nhận cuộc sống bên ngoài, tấm lòng của các cô giáo là cánh cửa đầu tiên để các cháu cảm nhận tình người. Ấy vậy mà, những nơi đó đều xa lạ với cách cư xử mà cháu được cảm nhận ở gia đình. Vậy thì làm sao mà đạt được chất lượng trong giáo dục.

Bộ Giáo dục - Đào tạo luôn đặt mục tiêu ở phần ngọn là nâng cao chất lượng giáo dục trung học, đại học, phấn đấu đào tạo hàng vạn tiến sĩ... Ấy vậy mà, những chuyện rất nhỏ, nhưng không kém phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi bổ tinh thần thể chất ở những năm đầu của cuộc đời một con người lại không được chú trọng.

Thiết nghĩ, việc cần làm để nâng cao chất lượng giáo dục nên bắt đầu từ lứa tuổi mầm non trở lên chớ không phải từ đại học. Mong rằng, những chuyện tương tự như trên được các nhà quản lý giáo dục quan tâm.

Ngo Van, Email: nhim_611@yahoo.com.vn  Mong các cô hãy xem các cháu như con mình

Tôi cũng đồng tình với ý kiến của các phụ huynh.  Đại tiện là một nhu cầu rất bình thường, ở trẻ em lại càng quan trọng. Nếu tình trạng nhịn kéo dài tôi e sẽ ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa của trẻ.

Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn của các cô, lúc nào cũng tâm niệm phải làm theo lời cô, vì vậy mọi lời nói và hành động của cô giáo đều tác động trực tiếp đến trẻ. Chớ coi thường con trẻ, con gái tôi chưa đầy 2 tuổi nhưng đã biết sợ sệt mách: Mẹ ơi, cô đánh vào đít con.

Nhiều giáo viên không có lương tâm khi trẻ không may ị ra quần, trời rét căm căm mà cô bắt trẻ cởi hết áo quần ra, cầm cả vòi nước xịt thẳng vào người bé, xong đâu đó cô cứ mặc bé trần truồng, rét run cầm cập, cô vào thu dọn chỗ bé vừa ị xong rồi mới mặc quần áo cho bé.

Tôi có cô bạn làm giáo viên mầm non kể rằng: Nhiều khi cô rất phẫn nộ trước hành vi của đồng nghiệp. Có cô lôi trẻ vào phòng vệ sinh, vừa xối nước ào ào vừa đánh vừa chì chiết cháu. Nói thật, tôi rất sợ khi nghĩ tới cảnh con tôi lỡ may ị cả quần tại lớp.

Mong các cô hãy xem các cháu như con mình để nhẹ nhàng với các cháu hơn.

Nguyễn Bình Minh, Email: minhbinhduong@gmail.com  Hãy là người mẹ của các cháu!

Tôi cũng có con gái đang học ở một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nhưng thật tình trong thâm tâm tôi cũng chưa yên tâm lắm. Đúng như bài viết ở trên, các cháu sinh hoạt, học tập với các cô ở trường cả ngày nên mọi hoạt động, lời nói, cử chỉ, thái độ của cô đều có ảnh hưởng nhất định đến tình cảm và khả năng phát triển về mọi mặt của các cháu.

Cháu bé nhà tôi khi ở nhà chưa bao giờ cháu ị ra quần. Thế mà vừa rồi ở lớp, tình cờ tôi hỏi thì cô giáo cho biết là hôm đó bé đã ị ra quần. Đáng buồn hơn là khi cô hỏi con tôi đến mấy lần mà cháu cũng chỉ nhìn cô im lặng, không dám trả lời, không dám nhận là mình. Đến khi cô khám tất cả các bé thì cô mới biết là con tôi!

Hôm đó về nhà tôi có hỏi con tôi và dạy, giải thích thêm cho cháu cách trả lời, xin phép cô khi gặp tình huống như vậy. Nhìn mặt cháu ngơ ngác, mông lung, lo sợ mà tôi vừa giận vừa thương và tội nghiệp cho cháu khi nghĩ đến việc cô hỏi cháu có ị ra quần không mà cháu không dám nhận là mình có.

Tôi biết, bình thường cháu rất ngoan, biết sợ và nghe lời cô giáo. Nhưng tôi cũng không hiểu tại sao cháu lại không chịu nói với cô khi mắc đại tiện, và không dám trả lời khi đã lỡ ị ra quần? Đó phải đâu là lỗi của các cháu?

Thêm nữa, khi họp phụ huynh, có nhiều phụ huynh đã phản ánh rằng con họ rất sợ khi đại tiện ở lớp. Thiết nghĩ, việc sinh hoạt, vệ sinh cá nhân là nhu cầu tự nhiên của con người.

Giờ ngồi nghĩ lại từng chi tiết trong tình huống của con tôi, tôi thật sự lo lắng, chẳng an tâm chút nào và rất đồng tình, chia sẻ với ý kiến ở trên.

Mong các nhà quản lý giáo dục, các cô giáo trực tiếp chăm sóc các cháu hãy xem xét, chú ý đến các cháu nhiều hơn, gần gũi yêu thương các cháu nhiều hơn, nhất là tâm lý của các cháu dẫu rằng việc chăm sóc các cháu là một việc làm rất ư cực nhọc, vất vả, gian truân. Nhưng đó âu cũng là một nghề cao quý mà các cô giáo đã chọn cho mình.

Nguyen Hien Mai, Email: mai@yahoo.com  Con tôi đại tiện ở lớp nhưng không được lau chùi

Con tôi năm nay gần 5 tuổi rồi. Đi học ở một trường được gọi là trường điểm của một quận ở Hà Nội, nhưng tình thì thật đáng sợ. Dường như cháu rất hiếm khi đi đại tiện ở lớp, nhưng có lần cháu cứ ăn xong là muốn đi đại tiện, cho nên, bắt bắt buộc phải đi một lần ở lớp.

Chiều hôm đó tôi nghe cháu về nói lại: cháu sẽ không đi học ở trường đó nữa. Tôi hỏi vì sao, cháu bảo là vì toa lét của trường quá bẩn, rất hôi, và không có giấy vệ sinh, cô giáo không lau cho cháu sau khi cháu đi đại tiện.

Tôi hỏi, rồi con làm thế nào? Cháu trả lời là, không có giấy, nên con đứng dậy, kéo quần lên, để bẩn như vậy. Tôi sợ quá phải chạy ngay về nhà để rửa cho con.

Đó là chưa nói đến cách giáo dục của một số cô ở lớp. Trong lớp con tôi (58 cháu và chỉ có 2 cô), một cô tương đối được, nhưng cô lại đang có bầu, còn một cô thì rất "ghê gớm", theo lời của con tôi.

Buổi trưa nằm ngủ, con tôi và hai bạn nữa nói chuyện, cô đã bắt 3 đứa đứng dậy, phạt không cho ngủ nữa đồng thời cô lấy băng dính dính miệng các cháu lại. Các anh chị thấy đó là phương pháp giáo dục gì? Bản thân tôi cũng là nhà giáo, tôi thấy mà kinh sợ.

Phạm Thanh Trường, Email: Truong_hai2005@yahoo.com

Ai cũng có tuổi thơ, cũng cần phải được dạy dỗ, uốn nắn. Nhưng cách dạy của các cô đối với các cháu bé như vậy là rất vô trách nhiệm và đáng lên án. Họ không hiểu hay sợ phải làm những việc đó.

Nền giáo dục nước nhà lâu nay đã xảy ra nhiều vụ tai tiếng từ cấp tiểu học đến cấp đại học, nay lại là cấp giáo dục mầm non. Qua đây các vị có trách nhiệm trong ngành giáo dục cần kiểm tra và xử lý kịp thời các vụ việc tương tự.

Lê Thanh Sơn, Email: lqvqtr@yahoo.com  Sao cô cấm các cháu đi vệ sinh?

Tôi cũng có con gái học mẫu giáo nhỏ của một trường điểm tại thị xã Đông Hà (Quảng Trị), cô thường dạy học sinh phải đi vệ sinh ở nhà, nên buổi sáng nếu cháu chưa ị được thì sợ không dám đi học. Còn chiều về cháu thường bảo mẹ đưa nhanh về nhà để đi vệ sinh.

Nhiều hôm mẹ đến đón, cháu oà khóc vì phải nhịn đi vệ sinh, hoặc bị cô mắng hư, vì đi ra cả quần. Sao cô giáo cấm các cháu đi vệ sinh?

Nguyễn Thị Lan Phương, Email: vu_phuong0410@yahoo.com

Tôi đã đọc các bài viết và thực sự có sự đồng cảm sâu sắc. Tôi có một cháu trai đang học mẫu giáo. Nhiều hôm đến trường để đón, tôi thấy cháu rất căng thẳng, chỉ đợi tôi xin phép là cháu chạy thật nhanh ra ngoài, chui tọt vào xe rồi tè luôn ra quần.

Tưởng đó chỉ là do cháu mắc quá không kịp đi nhưng chuyện đó xảy ra rất nhiều lần, thậm chí nhiều hôm tôi còn thấy quần cháu dính cả phân nữa. Hỏi con thì cháu nói là sợ cô quá không dám nên nhịn để về nhà đi.

Khi đọc bài viết tôi thấy bức xúc lắm, tôi không nói là các cô không có tinh thần trách nhiệm nhưng giá như các cô có thái độ thân thiện hơn nữa với các cháu, hỏi han các cháu nhiều hơn nữa vấn đề tế nhị ấy thì có lẽ con trai tôi sẽ không phải chịu sự dồn nén như vậy.

Suy cho cùng thì đó là nhu cầu hàng ngày của con người mà thôi, chúng ta là người lớn thì điều ấy là dễ dàng rồi nhưng còn các cháu bé, tâm hồn các cháu đang còn non nớt, chỉ thấy các cô có thái độ không vui khi các cháu tè dầm ra quần là các cháu khiếp vía, sợ hãi, sợ các bạn "ồ lêu xấu hổ". Mong rằng các cô thực sự là người mẹ thứ hai của các cháu

Một bạn đọc, Email: maoanhduong@yahoo.com

Con gái tôi cũng đang học lớp 4 tuổi A tại một trường mầm non. Rất nhiều lần đi học về tôi hỏi con: Thế hôm nay con có ị ở lớp không? Con bé đều trả lời: Không ạ. Lên 4 tuổi còn đỡ, lúc ở lớp 3 tuổi, nhiều lần đón con về, ở ngay trước cửa lớp, con tôi đứng chụm chân vào nhau không bước đi nổi, hỏi vì sao, nó bảo: Con buồn đi giải quá mẹ ơi, sắp ra quần rồi. Thế là lại phải vội cho con vệ sinh ngay ở cổng trường.

Rất nhiều lần ở nhà, do có thói quen nhịn tiểu nên cháu mải chơi, đến lúc buồn quá không chịu nổi thì đã ra quần rồi. Tôi phải bảo với con: Nếu con cứ nhịn đái, nhịn ị thì trong bụng con sẽ có viên sỏi to như bà nội con, sau này còn không đái, không ị được, phải đi bác sỹ để lấy sỏi ra, sợ lắm.

Thế là từ đấy mới không có chuyện đái dầm ra quần nữa. Tôi còn dặn con đến lớp muốn đái, ị phải nói với cô giáo, nếu cô không nghe thấy phải nói thật to. Còn rất nhiều vấn đề về cách dạy của cô giáo tôi không nói ra.

Nhưng thiết nghĩ, ở lớp mẫu giáo, dạy trẻ là điều quan trọng hơn hết thảy vì tâm hồn của các cháu còn quá non nớt, ngây thơ và như vậy thật đáng thương cho các cháu và còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu. Tôi rất mong những vẫn đề "nhỏ" như thế sẽ dần dần được cải thiện. 

Vũ Thị Xuân Huyền, Email: huyenxv2003@yahoo.com  Con tôi cũng phải nhịn đi vệ sinh ở lớp

Tôi cũng có con gái đang học lớp mẫu giáo lớn ở một trường mẫu giáo của quận Đống Đa (Hà Nội). Khi đi học về việc đầu tiên là cháu phải chạy ngay vào nhà vệ sinh. Khi tôi hỏi cháu thì cháu trả lời: "Cô không cho các con ị ở lớp".

Chắc có lẽ cô giáo sợ mất vệ sinh hay sợ phải lau chùi cho các cháu cũng không biết nữa. Nhưng tôi rất bất bình về chuyện này. Tôi cũng định phản ánh với cô giáo nhưng lại lo khi đi học con tôi sẽ bị cô giáo quở trách vì đã nói điều này với bố mẹ.

Mong sao các cô giáo hãy quan tâm đến các cháu hơn vì cứ kéo dài tình trạng này các cháu sẽ dấn tới tình trạng rối loạn tiêu hoá.

Nguyễn Thị Mai Diệp, Email: huong duong mua ha 2512@.... Hai con tôi cũng bị cô giáo không cho Ị ở lớp

Tôi có 2 cháu đang học tại trường mầm non V. K (Thủ Đức, TPHCM). Cứ đến 16 thì giờ tôi đón cháu, vừa gặp mặt tôi thì các cháu kêu lên: "Mẹ ơi, nhanh về cho con ị". Chân các cháu cứ quýnh lên, chạy thật lẹ khi chờ mẹ lấy xe, các cháu đứng lại chờ thì tôi thương con không thể chịu được, hai chân cháu cứ phải nhảy liên tục (vì không nhảy các cháu sẽ không tự kiềm chế được).

Tôi hỏi con sao không đi ở lớp thì cháu trả lời "cô không cho". Thiết nghĩ các cô cũng có con, hơn nữa nếu các cô buồn... thì các cô có nhịn được không?

Tôi là một bác sĩ, tôi hiểu rất rõ hậu quả của cái sự..."nhịn" này mà ở đây không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ về lâu về dài mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của cháu. Bởi mới 5 tuổi mà cháu đã dặn tôi: Nếu mẹ nói với cô giáo thì con sẽ không được cô thương nữa đâu(?!).

Chợt nghĩ tới lời một bài hát "...khi tới trường cô giáo như mẹ hiền... rõ ràng tôi không thể dạy con tôi "không phải vậy đâu con!".

Phan Thi Thu Lien, Email: thulien@yahoo.com  Dung nhu nhung gi cac chi da noi

Con toi nam nay dang hoc lop mau giao lon, co the chau da biet nhung gi co giao bao o lop nhieu luc chau cung ve bao voi toi la hom nay con muon i lam me a nhung co bao phai ve nha moi duoc i.

Co lan toi den don chau o thay chau i trong quan toi hoi tai sao con hu vay thi chau bao so co giao nen con khong dam noi voi co. Toi that phan no, luong tam cua giao vien de o dau vay?

Toi de nghi nghanh giao giuc phai quan tamden van de nay dung de anh huong den cau noi CO GIAO NHU ME HIENl

Một bạn đọc, Email: thaihangek@yahoo.com.vn  Con tôi cũng thế...

Toi cung da co 2 con hoc mau giao nen thay van de ban neu ra rat dung voi thuc te hien nay.

Một bạn đọc, Email: thaihangek@yahoo.com.vn

Cháu nhà tôi cũng đang độ tuổi lớp Mầm, hiện đang học tại một trường mẫu giáo diện trường chuẩn quốc gia. Thời gian gần đây về nhà cháu hay bi bô kể đủ thứ chuyện trên lớp, thật dễ thương, nhất là chuyện cháu bảo: "Cô giáo bảo phải đi vệ sinh ở nhà....".

Và cứ thế sáng nào ngủ dậy vừa bước chân xuống giường là cháu lại ngồi bô cho tới lúc ị được mới đứng dậy, dù vẫn đang chưa tỉnh ngủ hẳn. Thương lắm, và như vậy để kịp giờ chuẩn bị cho cháu đến lớp và người lớn đi làm, tôi lại phải luôn miệng nhắc con...

Tôi nghĩ cháu thật là... ngoan, và đây là một thói quen... tốt, nhưng là một thói quen... tội nghiệp.

Hong Nhung, Email: Hong_nhung4@yahoo.com  Đúng là như vậy!

Con tôi cũng đã phải trải qua chuyện đó, và điều đáng tiếc là hiện nay đã vào tiểu học... Con tôi vẫn nói là các cô giáo dặn như vậy... Tôi dám chắc điều này xảy ra với rất nhiều trường mẫu giáo và tiểu học.

Tôi rất mong cơ quan quản lý ngành giáo dục chấn chỉnh nhanh tình trạng này.

Pham Ngoc Quynh, Email: ab751422@yahoo.com  Chuyện "bình thường"!

Nói thật với các ban tôi lựa chọn mãi rồi cuối cùng mới chọn tiêu đề này. Chắc các bạn nghe thấy chán lắm nhỉ. nhưng đó là thực tế ở nhiều nơi. Tôi xin đơn cử câu chuyện của tôi ra đây. Năm đó tôi cũng có con đi học lớp mẫu giáo. Sau khi tìm hiểu khá kỹ bạn bè... tôi quyết định chọn một trường gần nhà cũng có tiếng. Vâng trường đó ở ngay trung tâm Hà Nội.

Chọn một ngày đẹp trời tôi đến trường để xin học cho con. Sau khi vào trường đi qua các phòng giáo viên... không thấy ai tôi rón rén đến phòng hiệu trưởng. Rất may, bước vào phòng hiệu trưởng tôi gặp ngay cô giáo hiệu trưởng đang ở trong phòng.

Sau khi lạnh lùng nhìn tôi, hỏi tôi muốn gì thì cúi xuống và tiếp tục làm việc. Tôi nhìn quanh và nhẹ nhàng tự bê ghế để được ngồi trước cô trình bày nguyện vọng của mình. Tôi cũng phải rào đón về việc được biết nhà trường là trường có nhiều thành tích, được các phụ huynh khen ngợi...

Sau đó cô hiệu trưởng hỏi tôi cháu bao nhiêu tháng tuổi, con trai hay gái, điêu kiện kinh tế gia đình, cháu ăn cháo hay cơm... và cuối cùng con tôi được cô đồng ý tiếp nhận.

Nhưng sau đó tôi được cô hỏi bổ sung về việc đi vệ sinh của cháu và dặn luôn cho cháu đi vệ sinh ở nhà trước.

Vâng không biết các mẹ sẽ nghĩ gì nhưng lúc đó tôi thấy hơi choáng. Tôi nghĩ mình là người lớn mà khoản này còn chịu huống hồ trẻ con mới được 3 tuổi .

Mặc dù tôi nghĩ tất nhiên mình không bao giờ muốn con mình đi ở lớp vì chắc chắn sẽ không được như ở nhà nhưng bảo con phải thì chắc không ai làm được.

Vâng hiệu trưởng còn thế thì các giáo viên sẽ có tư tưởng như thế nào và hành động sẽ ra sao? Đây chắc không phải là vấn đề nhỏ mà điều đấy có thể nói "cô giáo như ... ". Vấn đề này chắc phải để Bộ Giáo dục trả lời.

Tất nhiên, sau đó tôi đã không cho con tôi học ở đó nữa. Hôm qua tôi lại dược một chị hàng xóm than phiền về việc con mình gửi ở đó. Đóng tiền mua giấy vệ sinh hàng tháng rồi mà vẫn bị ngăn cản và cả không làm vệ sinh cho nữa. Thật là kinh khủng!

Lê Thu Nguyệt, Email: thunguyet_le2003@yahoo.com

Con tôi năm nay 3,5 tuổi. Cháu đi học mẫu giáo. Ngay ngày đầu tiên về nhà cháu đã nói chuyện với mẹ rằng:

Cô giáo lớp con bật băng cho chúng con xem, còn các cô thì ngồi nói chuyện riêng, cô cấm không được đi ị ở lớp. Có bạn buồn đi tè quá mới vào nhà vệ sinh thì cô nói chưa xin phép phải đi ra cửa, đợi cô đi xong mới được xin phép vào. Kết quả là bạn ấy do buồn quá đã tè dầm ra cửa nhà vệ sinh trong lúc đợi cô... Thế là đương nhiên cháu bị kỷ luật bằng 3, 4 cái phát vào mông, quần của cháu thì cô không thay.

Cuối buổi bố cháu đến đón, hỏi cô "sao quần cháu ẩm thế, hay là cháu đái dầm" thì cô trả lời gọn nhẹ là "em cũng không để ý". Cô gọi các cháu là cái con nọ, thằng kia ra đây ... Mới đi học có mấy ngày, nhưng những thông điệp về cô giáo ở lớp mẫu giáo làm cho cháu sợ phát khiếp.

Tôi tin cháu vì trẻ con là tờ giấy trắng, tất cả các thông tin ban đầu các cháu tiếp nhận đều ăn sâu vào suy nghĩ của các cháu.

Hà Thanh, Email: hathanhsfc@yahoo.com  Con tôi cũng bị tình trạng như vậy

Trước khi đi mẫu giáo, việc đi đại tiện của con tôi rất bình thường. Ngày nào cũng thực hiện đều đặn. Sau khi gửi cháu được một thời gian tại trường mẫu giáo H.G trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Nội) thì con tôi không chịu đi đại tiện nữa. Mỗi lần cháu muốn đi đại tiện thì cháu cố nín và chui vào một góc nhà để trốn.

Sau nhiều lần chúng tôi phát hiện ra điều đó. Động viên cháu rất nhiều lần và dùng các kiểu nhưng cháu vẫn không chịu đi đại tiện. Chỉ khi nào cháu không thể chịu đựng được thì cháu ị luôn ra quần.

Đến nay cháu đã 5 tuổi rồi mà vẫn như vậy (nếu không bắt cháu ị thì cháu sẽ nhịn 6 đến 10 ngày). Chúng tôi đã cho cháu đi khám bệnh khắp nơi về vấn đề đó nhưng không có kết quả.

Gần đây bà nội cháu có hướng dẫn là rán trứng và lá mơ cho cháu ăn thì thấy cháu đi đại tiện 2 ngày 1 lần. Như vậy có thể nói rằng việc các cô giáo dọa các cháu không cho các cháu ị ở lớp là có và nó sẽ gây ra hiệu quả không tốt cho tuổi thơ.

Nếu bà mẹ nào có con tình trạng như tôi thì thử dùng trứng + lá mơ cháu cháu ăn xem sao.

Phạm Thị Phương Huyền, Email: linhanh2006@gmail.com  Các cô giáo nên cẩn trọng trong khi giao tiếp với trẻ

Tôi có con gái hiện được 18 tháng tuổi, cháu cũng chuẩn bị đến tuổi đi nhà trẻ. Tôi thấy ở lứa tuổi mầm non các cháu rất để ý đến từng lời người lớn nói. Nhất là lời nói của cô giáo. Vì vậy rất mong các cô giáo quan tâm hơn nữa trong khi giao tiếp với trẻ.

Tôi cũng thấy việc đại tiện là một nhu cầu hết sức bình thường của con người, nhất là với trẻ nhỏ. Các cô giáo không nên cấm đoán trẻ để dễ hình thành nên những quan niệm không đúng trong đầu óc non nớt của trẻ. Không biết có phải vì các cô ngại chăm các cháu không?

Tiếp tục cập nhật...

Trần Hồng Hạnh: Các cô giáo mầm non nghĩ gì khi đọc diễn đàn này?

"Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền". Vâng, đúng là không một cháu nhỏ nào khi được đi học nhà trẻ, mẫu giáo mà không thuộc câu hát này. Các cô giáo mầm non - những người được coi là "mẹ hiền" nghĩ gì khi đọc được những bài viết trên của các phụ huynh có con nhỏ đang ở tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo.

Tôi không viết lại vấn đề các "mẹ hiền" ở truờng cấm các cháu không được đi đại tiện nữa vì đã có nhiều bài phản ánh về vấn đề này. Nhưng tôi xin được "góp" chuyện về một cách thức không cho trẻ đi đại tiện khi chúng có nhu cầu ở truờng tư thục - nơi con trai tôi đang theo học.

Đó là mỗi khi cháu nhà tôi hoặc các bạn khác ở trong lớp có nhu cầu xin được đi đại tiện, các cô giáo (mà các cháu vẫn gọi là mẹ) kéo các cháu vào lòng, rất "trìu mến" thương yêu, nựng nịu các cháu: Mẹ yêu con lắm, ra mẹ thơm nào... với mục đích... làm các cháu quên cái "nỗi buồn" kia đi.

Nếu cháu nào quên được "nỗi buồn" đó thì thật "nhẹ nợ" cho các cô giáo, còn cháu nào không thể quên đuợc thì một là sẽ chịu cảnh không được làm vệ sinh, hoặc tử tế hơn thì đuợc xịt nước lạnh cho "sạch".

Có lần con trai tôi về khoe: Mẹ ơi, hôm nay con được cô giáo khen. Khi tôi hỏi lý do được khen, con tôi rất hồn nhiên nói: Cô khen con ngoan vì cả tuần con không đi ị ở lớp.

Thoạt đầu tôi không tin và nghĩ rằng cháu nói không chính xác nhưng sau đó qua lời kể của một cô giáo đã từng dạy ở đó một thời gian ngắn, tôi mới tin con mình nói đúng. Các cô giáo đã ngọt ngào để làm tan biến đi một nhu cầu rất đời thường của con trẻ. 

Cũng theo lời kể của cô giáo đã từng dạy ở trường mầm non tư thục mà con tôi đang theo học thì không chỉ có vấn đề đi vệ sinh của các cháu, các cô giáo ở trường này còn có nhiều biểu hiện khác mà khi nghe đến tôi cảm thấy thật xót xa, xót cho con mình, xót cho các cháu nhỏ cùng đang được bố mẹ tin tuởng gủi ở đó.

Các cháu nhỏ khi bị ốm (đặc biệt là bị viêm họng), thường không ăn được cơm hoặc cháo, hễ cứ ăn vào là bị nôn, trớ... Mỗi khi có cháu nào bị nôn, trớ, các cô giáo vừa lôi xềnh xệch cháu vào toa lét, vừa quát mắng inh ỏi, vừa vục mặt các cháu vào bồn cầu để các cháu tống thức ăn vào đó.

Có cháu khi vừa trớ, cô giáo lấy luôn bát cháo đang xúc cho cháu hứng vào miệng cháu để cháu trớ vào đó, và... một lúc sau lại "ngon lành" xúc cho cháu đó, bắt cháu ăn lại cả phần mà cháu vừa trớ ra. Còn việc các cô giáo cầm tóc cháu để hất ngược mặt cháu lên, quát mắng để cháu khỏi trớ là chuyện bình thường.

Thật đau lòng khi được nghe kể về những hành động như vậy của các cô giáo đối với các cháu nhỏ. Ngay cả khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn cảm thấy phẫn nộ.

Nhưng vì cái suy nghĩ liệu sang trường khác con mình có thoát khỏi cảnh chăm sóc như vậy của các cô hay không. Trường con tôi đang học là một trường tư thục, mỗi lớp chỉ có 16, 17 cháu, 2 cô giáo mà còn để xảy ra tình trạng như vậy thì với những trường mà số học sinh mỗi lớp lên tới 40, 50 cháu, không hiểu còn đến đâu?

Vì những lý do tế nhị, vì điều kiện bắt buộc phải gửi con đi nhà trẻ, tôi và có lẽ nhiều phụ huynh khác không tiện phản ánh những điều này tới Ban giám hiệu nhà trường và các cô giáo trực tiếp dạy các cháu, nhưng tôi hy vọng khi đọc được những bài viết này, các cô giáo và đặc biệt là Ban giám hiệu các trường mầm non, nhà gửi trẻ cần phải nghiêm khắc nhìn lại sự chăm sóc của mình đối với các con trẻ, đừng bao giờ để xảy ra những trường hợp tương tự.

Với trẻ nhỏ, mọi điều đều có thể xảy ra, đừng để có hậu quả rồi mới kỷ luật, rút kinh nghiệm. Cái tâm, lòng yêu trẻ- đó là những điều cần có của mỗi cô nuôi dạy trẻ, chính vì có lòng yêu trẻ, các cô mới lựa chọn đi theo con đường này.

Vậy thì, khi đã đi vào con đường đó, hãy nuôi dưỡng và làm tốt hơn nữa những gì đã từng có trong suy nghĩ và lựa chọn của mình. Hãy thực sự để con trẻ được có những người mẹ hiền thứ hai, có như vậy các con mới thêm yêu trường, yêu lớp và các con mới thực sự được sống hồn nhiên với tuổi thơ của mình.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".