Tạm dừng nuôi tôm để bảo vệ môi trường

Mỗi hécta ao nuôi tôm chân trắng hiện có giá trị đầu tư hạ tầng xấp xỉ 1 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Văn
Mỗi hécta ao nuôi tôm chân trắng hiện có giá trị đầu tư hạ tầng xấp xỉ 1 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Văn
TP - UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), vừa yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tạm dừng thả nuôi tôm thẻ chân trắng do hàng trăm khu ao hồ nuôi không bảo đảm khâu xử lý nước thải ô nhiễm hoặc chứa mầm mống dịch bệnh trước khi xả ra môi trường tự nhiên. Các trường hợp vi phạm sẽ bị phạt nặng.

> Muốn rút tên, Bộ NN&PTNT phải trình căn cứ

Mỗi hécta ao nuôi tôm chân trắng hiện có giá trị đầu tư hạ tầng xấp xỉ 1 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Văn
Mỗi hécta ao nuôi tôm chân trắng hiện có giá trị đầu tư
hạ tầng xấp xỉ 1 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Văn.
 

Khoảng 140 ha ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã Điền Hương, Phong Hải, Điền Hòa… bị buộc dừng hoạt động đến khi hoàn thiện hệ thống hạ tầng xử lý nước thải bảo đảm thân thiện môi trường.

Ông Nguyễn Đại Vui, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cảnh báo, với vùng nuôi tôm thẻ chân trắng được quy hoạch lên đến hơn 900 ha trong thời gian tới, nếu không xử lý dứt điểm các vấn đề môi trường, nhiều khu vực đất đai rộng lớn ven biển Phong Điền còn đối diện nguy cơ bị sa mạc hóa do bị nhiễm mặn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.