Diêm dân bỏ nghề

Diêm dân bỏ nghề
TP - Gắn bó với nghề muối lâu đời, thế nhưng nhiều người dân làm muối ở Thanh Hóa đã phải bỏ nghề vì làm muối cho thu nhập quá rẻ mạt.

Hỗ trợ gần 1.400 hộ diêm dân

Hàng nghìn lao động ở 8 xã ven biển, thuộc các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia (Thanh Hoá) lâu nay gắn bó với nghề muối là chính. Nhiều cánh đồng muối hình thành nhưng sản xuất theo phương pháp thủ công nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật, chi phí lại cao. Năng suất và chất lượng muối giảm.

Theo một cán bộ của Hợp tác xã Muối Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, tính toán từ thực tế, sản lượng muối năm 2011 của Hải Lộc sẽ giảm 40 đến 50% so với năm 2010. Theo phương pháp truyền thống, cứ 5 năm phải thay cát và một số hạ tầng sản xuất muối một lần, nhưng thiếu vốn, đa phần các ruộng muối ở Hải Lộc đã sản xuất tới 10 năm. Mỗi ngày, một lao động sản xuất trung bình khoảng 10 kg muối. Trong khi, từ đầu năm 2011 đến nay, giá muối dao động từ 800 đến 1.000 đồng/kg. Mỗi lao động làm muối có thu nhập trung bình khoảng 10.000 đồng/ngày.

Theo thống kê từ Sở NN&PTNT toàn tỉnh Thanh Hóa có 291,7 ha đất đồng muối. Trong vài năm qua, thu nhập riêng về nghề muối tại các vùng này chỉ đạt 1,5 đến 2 triệu đồng/nhân khẩu/năm. Đến nay, có gần 100 ha đồng muối chuyển mục đích sử dụng vào Khu Công nghiệp Nghi Sơn và sang nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, chỉ có 3 cơ sở thu mua muối để chế biến. Còn lại, phần lớn số muối sản suất ra, người dân phải tự tìm cách bán lẻ ra thị trường.

Nhiều ý kiến về nâng cao hiệu quả kinh tế từ những cánh đồng muối đã được đưa ra như: bình ổn giá muối, hỗ trợ xây dựng các dự án sản xuất muối chất lượng cao... Thế nhưng, thực tế thì chưa biết đến bao giờ người làm muối mới hết khổ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG