17 năm chưa được nhận trợ cấp mất sức lao động

17 năm chưa được nhận trợ cấp mất sức lao động
TP - Trong căn nhà cấp 4 tuyềnh toàng tại xã Cao Xá (Lâm Thao, Phú Thọ), ông Hoàng Văn San cho biết: “Năm 1965, tôi tham gia Đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, hoạt động tại các địa phương ở Nghệ An, Quảng Bình.

Tháng 10-1976, đơn vị tôi chuyển về tỉnh Vĩnh Phú (cũ) công tác, đổi tên thành Đội công trình II thuộc Sở GTVT Vĩnh Phú. Năm 1980, tôi chuyển sang làm việc tại Cty Điện nước Vĩnh Phú, đến 1-9-1984 được nghỉ mất sức với thời gian công tác liên tục 18 năm 8 tháng. Cũng từ đó tôi được hưởng trợ cấp MSLĐ, số sổ 383543”.

Sau nhiều năm được hưởng trợ cấp MSLĐ, tháng 9-1994 ông San được cán bộ có trách nhiệm của xã Cao Xá thông báo không được tiếp tục hưởng chế độ MSLĐ. Một tháng sau, ông San nhận giấy báo đi khám sức khoẻ tại Hội đồng Giám định y khoa tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng sau đó ông vẫn không tiếp tục được hưởng chế độ MSLĐ. Khi đó, ông San nghĩ có lẽ do thay đổi chính sách nên không thắc mắc sự việc của mình.

Năm 2010, khi BHXH huyện Lâm Thao triển khai Quyết định 613/QĐ-TTg và Thông tư 16 (ngày 1-6-2010 của Bộ LĐ-TB&XH) về trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 đến dưới 20 năm công tác, mới phát hiện trường hợp ông Hoàng Văn San từ năm 1994 đến nay chưa nhận được tiền trợ cấp MSLĐ. Theo quyết định (số 220, ngày 20-12-1994) của Sở LĐ-TB&XH Vĩnh Phú có ghi, ông Hoàng Văn San đã nghỉ MSLĐ từ ngày 1-9-1984, nay tiếp tục được hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng từ 1-11-1994. Lý do ông San được hưởng trợ cấp vì mất 81% sức khỏe theo Biên bản giám định y khoa số 1396, ngày 18-10-1994.

Sau khi phát hiện trường hợp trên, ngày 12-1-2011, BHXH huyện Lâm Thao đã có công văn gửi BHXH tỉnh Phú Thọ đề nghị xem xét giải quyết chế độ đối với ông Hoàng Văn San. Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua, sự việc của ông San vẫn chưa có kết quả
cuối cùng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.