Mắt thần trên Côn Đảo

Mắt thần trên Côn Đảo
TP - Ngày 19-12, đoàn công tác của Bộ tư lệnh vùng 2 Hải quân và các phóng viên ra nhà giàn DK1, đã lên thăm trạm radar 590 trên Côn Đảo.

25 phóng viên đến nhà giàn DK1

Leo núi khoảng 1 giờ mới tới trạm radar 590, “mắt thần” trên đỉnh núi Thánh Giá (Côn Đảo) cao 593 m so với mực nước biển. Đường rải nhựa, rộng khoảng 2 m với nhiều khúc cua, nhiều đoạn dốc đứng. Các chiến sĩ ở đây kể vào mùa mưa, đi gian nan hơn bởi đường lầy lội, trơn do bùn đất từ hai bên đổ vào, mây mù giăng kín, gió lạnh lại thốc vào mặt.

Trạm trưởng Nguyễn Văn Kha giới thiệu: “Nhiệm vụ của chúng tôi là canh gác hải phận và không phận của Tổ quốc”. Mỗi kíp trực suốt tuần, thứ 6 thay phiên. Anh Trịnh Xuân Đặng, 34 tuổi, quê ở Thanh Hóa, đã 8 năm gắn bó với trạm sau 6 năm ở đảo Trường Sa: “Chuyển công tác sang đây, tôi tiếp tục được gắn bó với biển Tổ quốc. Con trai đầu lòng của tôi tên là Trịnh Đỗ Trường Sa”.

Hạ sỹ Lê Quyết Chiến, 28 tuổi, quê cũng ở tỉnh Thanh Hóa, phụ trách thông tin gần một năm qua, kể: “Thời gian rỗi, chúng tôi nuôi lợn rừng, gà, mèo, trồng rau xanh. Để tiết kiệm nước, 3 ngày mới tắm một lần. Sau khi xả nước xà bông, nước tráng người sẽ được hứng lại để tưới rau”. Mùa này, vườn rau của các anh xanh ngắt khoai lang, rau dền, rau đay, su su, mướp. Trên trạm radar 590 có một bể hứng nước mưa để dùng quanh năm. Dù rất tiết kiệm, mùa khô vẫn thiếu nước. Hai năm qua, họ đỡ vất vả hơn khi có xe gắn máy để chở nước ngọt trong những can nhựa. Hạ sỹ Chiến chỉ vào chiếc xe máy, cười: “Chiếc xe Dream mới mua, chạy đường núi vài năm đã tơi tả”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.