Tom Hooper nói về Diễn thuyết của nhà vua

Tom Hooper khi quay Diễn thuyết của nhà vua Ảnh: Hollywood reporter
Tom Hooper khi quay Diễn thuyết của nhà vua Ảnh: Hollywood reporter
TP - Đạo diễn Tom Hooper, người làm sêri ăn khách John Adams trên HBO nói kỹ hơn về các nhân vật chính của bộ phim vừa đoạt 4 giải Oscar.
Tom Hooper khi quay Diễn thuyết của nhà vua Ảnh: Hollywood reporter
Tom Hooper khi quay Diễn thuyết của nhà vua - Ảnh: Hollywood reporter.

Nghe nói nhà biên kịch David Seidler có cảm hứng viết kịch bản, bởi bản thân ông ta là người nói lắp?

Đúng thế, câu chuyện thực ra bắt đầu từ ý tưởng về một cậu bé, trong suốt Thế chiến II mắc chứng nói lắp. Cậu nghe được câu chuyện vua George VI và nghĩ, vị vua đó vượt qua tật nói lắp, có lẽ mang lại hi vọng cho bản thân. Cậu bé đó chính là David Seidler- sinh năm 1937.

Chỉ sau khi viết kịch bản Tucker cho đạo diễn Francis Ford Coppola, cuối cùng ông có đủ tự tin viết về đề tài gần với ông ấy hơn.

Ông gặp con trai người trị liệu Lionel Logue tên là Valentine- tìm được vài cuốn nhật ký do Lionel viết, kể cả vài đoạn tự truyện không được công bố, về bản báo cáo y tế của vua George VI. Nhưng Valentine cũng nói trước, nhật ký có thể cho mượn, nhưng cần phải có sự đồng ý của Hoàng gia về phần báo cáo kia.

Rồi David viết thư, và mẹ của Nữ hoàng hồi âm: “Được, ông có thể làm nhưng xin đừng nói đến cuộc sống riêng tư của tôi, bởi những ký ức vẫn còn đau đớn lắm”. David chờ đợi, nhiều năm sau ông mới bắt tay viết kịch bản Diễn thuyết của nhà vua.

Anh có hai diễn viên sáng, và các diễn viên khác nữa. Đâu là thách thức, niềm vui khi ở cương vị đạo diễn?

Làm việc với Colin và Geoffrey là điều đẹp nhất trong sự nghiệp của tôi. Họ sáng giá, chăm chỉ và hài hước. Chúng tôi có ba tuần ngồi với nhau trước khi quay phim. Đó là lúc để cùng nhau nghiên cứu từng lời thoại, hỏi nhau: Liệu chúng ta có thể làm cho nó tốt hơn?

Thế còn thử thách khi làm phim mà nhân vật chính mắc tật nói lắp?

Colin và tôi lo ngại rằng đây là thách thức lớn nhất, bởi có thể dẫn tới sự cười nhạo. Tôi còn nhớ ngày bấm máy đầu tiên, quay cảnh Colin và Geoffrey gặp nhau lần đầu tiên ở phòng khám, và Colin rất khó khăn với cách nói lắp.

Cuối buổi tôi nói: “Colin này, anh có thể để phần trách nhiệm nhịp điệu và âm nhạc của tật nói lắp lại cho tôi”. Bởi vì tôi muốn anh ấy thực sự thoải mái khi thể hiện sự thất vọng, đau khổ về tật nói lắp. Nhưng rồi, Colin mang đến nguồn cảm hứng tuyệt vời, với cách anh ấy thể hiện sự bất lực mỗi khi phải đọc diễn văn. Nhìn vào mắt anh ấy thấy sự tuyệt vọng của nhân vật muốn sửa tật nói lắp, khiến tôi phát khóc.

Còn Helena, cô ấy nghiên cứu ra sao cho vai người bạn đời của nhà vua?

Helena có quá trình tìm kiếm phi thường. Tôi rất ấn tượng với cách cô ấy không tiếc thời gian tìm bất cứ manh mối nào, hay ai đó biết mẹ của Nữ hoàng. Điều mà cô ấy thể hiện tốt nhất là hình ảnh một phụ nữ mềm mỏng nhưng cứng rắn ẩn sâu bên trong.

Nữ hoàng Elizabeth bày tỏ như thế nào về những gì cha bà trải qua?

Chìa khóa thực sự để hiểu thái độ của Nữ hoàng, chính là sự giận dữ với Wallis Simpson và Edward VIII. Bởi bà cảm thấy người anh của cha mình thật ích kỷ khi đẩy ông lên ngai vàng.

Hiểu được điều này giúp ích tôi rất nhiều, bởi rõ ràng vua George VI có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Mẹ của nữ hoàng Elizabeth II không ngừng tìm mọi biện pháp giúp chồng. Tình yêu ấy cũng là khía cạnh đáng kể trong bộ phim.

Hải Trung Kim
Theo Showbizandstyle

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.