Khám phá Di sản văn hóa thế giới - Thành nhà Hồ

Khám phá Di sản văn hóa thế giới - Thành nhà Hồ
TPO – Sau một chặng đường dài xây dựng hồ sơ, ngày 27-6, tại Hội nghị lần thứ 35 tại Pháp, Thành nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đã chính thức được Ủy ban Di sản văn hóa thế giới (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa) được xây dựng vào năm 1397. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn.

Thành có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền- hậu- tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.

Cổng tiền ( phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5m45, cao 5,35, (ba cổng còn lại chỉ có một cửa). Tường thành cao trung bình từ 5 -6 in, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m.

Theo sử sách ghi lại thì trong thành có điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ, Đông cung, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng ... rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Đến nay do thời gian và chiến tranh hủy hoại các kiến trúc khác không còn nữa, chỉ còn tường thành và bốn cổng thành là còn nguyên vẹn…

Cổng phía Bắc
Cổng phía Bắc.
Cổng phía Đông
Cổng phía Đông.
Cổng phía Tây
Cổng phía Tây.
Đoạn thành phía Bắc
Đoạn thành phía Bắc.
Giếng cổ vừa được phát hiện tại thành nhà Hồ
Giếng cổ vừa được phát hiện tại thành nhà Hồ.
Một số hiện vật gốm phát hiện tại thành nhà Hồ
Một số hiện vật gốm phát hiện tại thành nhà Hồ.
Theo Viết
MỚI - NÓNG