Khi Bộ VHTT&DL kêu gọi ủng hộ Lý Nhã Kỳ

Khi Bộ VHTT&DL kêu gọi ủng hộ Lý Nhã Kỳ
TP - Trả lời báo chí trong cuộc họp báo 7-10 về việc bổ nhiệm Lý Nhã Kỳ làm đại sứ du lịch, ông Nguyễn Văn Tình- Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế Bộ VHTT&DL nhấn mạnh khả năng ngoại ngữ của cô: “Tôi và lãnh đạo Bộ chứng kiến cô ấy nói được tiếng Anh, tiếng Đức, và nói lưu loát với ông Chủ tịch và ông Giám đốc tổ chức 7 kỳ quan mới của thế giới”. Và rằng cô là người nổi tiếng.

Lý Nhã Kỳ: 'Tôi không dùng tiền mua danh Đại sứ Du lịch'
> Lý Nhã Kỳ chứng minh đã tốt nghiệp Đại học tại Đức 

Tổng hợp thông tin các cuộc tiếp xúc trước nay của ông Tình với báo giới, thì thấy Lý Nhã Kỳ được Bộ chọn vì những lý do sau: Có sắc đẹp lại là diễn viên; có tâm (muốn làm cái việc quảng bá hình ảnh đất nước); có ngoại ngữ; đáp ứng được những đòi hỏi về mặt tài chính của công việc này- như tự chi trả vé máy bay và các hoạt động khác; có scandal nhưng không gây cháy nhà chết người (ông Tình lý giải: người nổi tiếng thì dễ bị scandal). Và cuối cùng: “Những người khác (các ứng viên được mời) có chịu đi cùng chúng tôi đâu!”.

Thử phân tích lựa chọn của Bộ như sau:

Tạm bỏ qua quan niệm về sắc đẹp là điều dễ gây tranh cãi, thì ứng viên là diễn viên- không thiếu. Người có tâm- càng đông hơn. Có ngoại ngữ- quá tốt, nhưng còn “nội ngữ” thì sao?

Qua trả lời phỏng vấn của Lý Nhã Kỳ từ trước tới nay, thấy rằng giao tiếp không phải là lợi thế của cô: “Danh của tôi đã quá đủ nên không cần mua thêm”, “Với những người có số đo vòng 1 lớn tự nhiên không chỉnh sửa như tôi thì mặc gì cũng bị lộ ngực, trừ khi mặc áo cổ lọ mới kín thôi. Giờ ai nói gì tôi cũng đành chịu chứ không thể nào sửa cho ngực nhỏ bớt lại hoặc khư khư mặc áo cổ lọ suốt đời”. Vân vân và vân vân.

Ông Tình và các đồng sự tỏ ra thán phục khi thấy Lý Nhã Kỳ bắn tiếng Anh tiếng Đức, nhưng không hề đưa được bằng chứng cho thấy cô đã giao tiếp những nội dung đặc biệt gì, và được phía đối tác đánh giá năng lực ra sao.

Ông Tô Văn Động (Chánh văn phòng Bộ): Bị dư luận phản đối như vậy mà Lý Nhã Kỳ vẫn lên đường làm nhiệm vụ ngay chứng tỏ chị rất có bản lĩnh Ảnh Nguyễn Hoàng
Ông Nguyễn Văn Tình

Ông Tình khẳng định Lý Nhã Kỳ là người nổi tiếng. Tôi rất muốn hỏi ông đánh giá cô nổi tiếng về lĩnh vực nào, có phải diễn xuất không? Vậy ông đã xem chẳng hạn bộ phim truyền hình Gió nghịch mùa hay chương trình sân khấu Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên mà ở đó Lý Nhã Kỳ nổi lên như một người không biết diễn xuất chưa?

Tóm lại, không nghi ngờ gì nữa, “đáp ứng đòi hỏi tài chính” là lý do chính của lựa chọn này. Được hỏi Bộ có tham khảo tiêu chí chọn đại sứ du lịch của nước ngoài không, ông Tình bảo ông có hỏi một vị đại diện du lịch Hàn Quốc ở Việt Nam. Như thế đã đủ chưa, áp vào “tiêu chí Lý Nhã Kỳ” có trùng hợp lắm không? Có tiêu chí nào gọi là “đáp ứng đòi hỏi tài chính” ở Hàn Quốc và nói chung nước nào khác có tiêu chí này.

Ông Tình: “Tôi kêu gọi các anh chị phóng viên hãy để Lý Nhã Kỳ làm việc của mình. Trong quá trình làm nhiệm vụ, nếu thấy không đảm nhiệm được hoặc không xứng đáng thì chúng tôi sẽ xử lý. Chúng tôi phong danh hiệu được thì cũng tước danh hiệu được”. Bổ nhiệm xong mới lo đi làm qui chế để hợp lý hóa. Thả gà ra đuổi. Vừa giao cho người ta trọng trách đã hứa hẹn một nguy cơ.

Và cuối cùng, một ngành thuộc về văn hóa, du lịch, ngoại giao, không hiểu sao lại đo mình bằng cái thước ngắn thế: Có bê bối nhưng đừng quá bê bối là được. Và chọn cô ấy bởi những ứng viên khác “có chịu đi cùng chúng tôi đâu”! Nghe thật “hoàn cảnh”.

Bố Lý Nhã Kỳ không phải người Nga

Ông Nguyễn Văn Tình cho báo giới biết trong họp báo: “Sơ yếu lý lịch của Lý Nhã Kỳ do địa phương xác nhận bố chị là thương binh- bộ đội rừng Sác nhưng vì mất do vết thương từ trong chiến tranh nên được phong là liệt sĩ (mất năm 2005, phong liệt sĩ 2006). Mẹ là người Thái Bình. Không thấy ghi hai dòng máu Việt- Nga như tin đồn”.

Về nghi vấn bằng cấp, ông Tình giải đáp: “Chúng tôi có bản sao bằng đại học của Lý Nhã Kỳ nhưng trong tiêu chí bổ nhiệm đại sứ du lịch, không cần bằng cấp nên không có lý do trình ở đây.”

Đại diện Bộ thừa nhận chỉ làm qui chế sau khi Bộ Ngoại giao yêu cầu. Mà lúc này Bộ đã chọn Lý Nhã Kỳ rồi.

“Việc gấp nên không thể lấy ý kiến rộng rãi của dư luận, công luận. Xin phép không công bố tên các ứng viên khác vì sẽ bị thắc mắc sao không chọn tôi”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.