20 năm ở vậy nuôi em

20 năm ở vậy nuôi em
TP - Cha mẹ mất sớm, không còn ai thân thích, hơn 20 năm nay, chị La Thị Quyết (1958) ở xóm Cầu Sơn (Thương Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) ở vậy nuôi em trai vốn bị tâm thần La Văn Sơn.
20 năm ở vậy nuôi em ảnh 1
Chị Quyết chăm sóc em trai suốt 20 năm trong hoàn cảnh này

Ông La Văn Tam, bà Phạm Thị Quỳnh ở với nhau được hai đứa con. Năm 1960, bà Quỳnh đột ngột ra đi để lại cho chồng hai đứa con thơ dại. Nhưng rồi ít năm sau, ông cũng bỏ chúng nó mà đi. Chị Quyết nhớ lại: Ngày mẹ ra đi chị còn bé lắm, còn em chị -  anh La Văn Sơn thì đang nằm trên bụng mẹ.

Năm 1976, đang học lớp 10, anh Sơn xung phong vào bộ đội, tham gia chiến đấu ở chiến trường Khe Lang (Lào), rồi lại chuyển vào tổng kho Long Bình (Biên Hòa, Đồng Nai). Nhưng rồi tại đây, căn bệnh tâm thần làm anh điên loạn, mất trí nhớ. Năm 1978, đơn vị cho anh xuất ngũ.

Chị Quyết cho hay: “Kể từ ngày trở về, bệnh tình của anh Sơn càng nặng hơn. Bao nhiêu đồ đạc trong nhà đập phá. Cơm không ăn, áo quần không mặc. Nhiều lúc chị Quyết còn bị Sơn ném cả tô cơm vào mặt. Thương em, chị đành phải bán cả gia tài đưa em ra Bệnh viện tâm thần Nghi Phú (Nghệ An) để chữa trị. Ba tháng điều trị nhưng không khỏi, bệnh viện trả về. Không còn cách nào khác, chị phải đưa em nhốt vào phòng suốt 20 năm qua. Những lúc trái gió trở trời, bệnh tái phát, anh Sơn kêu gào suốt đêm.

Không nơi nương tựa, không họ hàng thân thích, chị từng khát khao có một mái ấm gia đình để làm chỗ dựa tinh thần. Năm 1991, chị lấy chồng quê ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Nhưng thương em, chị không nỡ dứt bước theo chồng mà bỏ mặc em.

Chị ngậm ngùi kể: “Chồng bảo tui về quê chồng nhưng tui không thể, bảo chồng ở lại đây thì anh không chịu. Nhà có hai chị em, tui mà theo chồng thì ai lo cho nó”.

Không chồng con, chị phải hi sinh cả đời mình để nuôi em. Thấy hoàn cảnh chị như vậy, chính quyền xã bố trí cho chị làm nghề trông trẻ. Nhưng tiền công trông trẻ tằn tiện lắm vẫn không đủ nuôi hai chị em.                                       

MỚI - NÓNG