Cây kim cương kêu cứu

Mối lái chào bán một bao cây, lá kim cương
Mối lái chào bán một bao cây, lá kim cương
TP - Trước tình trạng người dân đua nhau săn tìm cây kim cương, nhiều người lo rằng, chẳng bao lâu nữa rừng ở Kon Tum sẽ không còn loài cây này.

>> Bỏ học lên rừng tìm lá kim cương

Mối lái chào bán một bao cây, lá kim cương
Mối lái chào bán một bao cây, lá kim cương.

Không chỉ săn cây kim cương

Đang nói chuyện với người dân địa phương tại quán anh Lê Hoàng Phúc (xã Đăk Long, huyện Kon Plông) về cây kim cương có nguy cơ bị tuyệt chủng, chúng tôi thấy một mối lái đèo sau xe máy một bao tải căng phồng đáp vào quán. Mấy người trong quán nói: “Mối lái Võ Văn Mến quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đi gom lá kim cương ở xã Ngọc Yêu, Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông… về đó!”.

Qua tâm tình, Mến thật lòng: “Đi mấy ngày mới gom được 25 kg lá. Hiện nay, người dân từ thị trấn Đăk Tô cũng vào huyện Tu Mơ Rông đặt mua lá kim cương. Ai cũng tranh mua nên giá lá kim cương ở đó cũng dao động quanh mức 600-700 nghìn đồng/kg”.

Không chỉ mua cây lá kim cương, Mến còn xòe ra một bao nhỏ củ sâm mua từ Tu Mơ Rông, tên là thất diệp nhất chi, có nghĩa cây có bảy lá một hoa. A Gỗ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đăk Long, cho biết: “Củ này người M Nâm chúng tôi thường ngâm trong bình rượu cần hay sắc lấy nước uống để chữa bệnh thấp khớp, bại liệt!”.

A Gỗ nói rằng, trước đây ông thường lấy củ sâm bảy lá nấu nước cho mẹ mình uống chữa khỏi bệnh thấp khớp. Có người bị bệnh bại liệt, không đi được, uống nước củ sâm bảy lá nhiều ngày hết bệnh và đi lại bình thường. Chủ quán Phúc cũng đem mấy củ sâm bảy lá ra khoe.

Củ sâm của anh mua được to hơn nhiều so với các củ của Mến. Có củ to nặng đến 2 kg. Giá 1 kg củ sâm bảy lá 120-170 nghìn đồng. Theo anh Phúc, củ sâm bảy lá còn chữa được cả bệnh gút. Nếm thử, tôi thấy củ có vị hơi ngọt và nhớt nhớt nơi đầu lưỡi.

Theo lời chủ quán và các mối lái, ở đây gặp gì họ mua nấy, có khi còn là nấm linh chi, vân chi.

Bảo tồn khi còn chưa muộn

Dọc theo quốc lộ 24 đoạn qua huyện Kon PLông, chúng tôi biết có khoảng 10 người chuyên thu mua lá kim cương và các loại cây, củ có giá trị dược liệu khác. Các chủ quán và các mối lái thường gom hàng cho các đầu nậu lớn như bà Ánh (đỉnh đèo Vi Ô Lăk), ông Nở (ngã ba Thạch Trụ, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi). “Ở ngã ba Thạch Trụ, có mấy quán ăn nhậu đặc sản lá kim cương nấu với cháo gà khá đông khách”, một mối lái tên Hoàng nói.

Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kon Plông, Nguyễn Trung Sở, lá kim cương là loại lâm sản phụ dưới tán rừng chưa có văn bản nào nghiêm cấm khai thác. Tuy nhiên, việc một số em học sinh bỏ học vào rừng tìm lá kim cương khiến ngành giáo dục và chính quyền địa phương lo lắng.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Chánh Văn phòng UBND huyện, cho biết, từ khi cây kim cương lên giá, người dân và một số em học sinh thường vào rừng tìm lá kim cương đem bán. Để duy trì sĩ số học sinh ở các trường học, UBND huyện đã chỉ đạo cho Phòng GD&ĐT huyện phối hợp với các cơ quan đỡ đầu các xã theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy cùng với nhà trường và UBND các xã vận động các em ra lớp.

Nhiều người lo rằng, với giá lá kim cương như hiện nay, chẳng bao lâu nữa rừng ở huyện Kon Plông, Đăk Tô... sẽ không còn cây kim cương như một thời từng xảy ra với cây sâm Ngọc Linh.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kon Plông - Đặng Minh Hải, cho biết: “Lá kim cương có nơi gọi là sâm đất. Tuy nhiên, ở nước ta, trong các sách đông y chưa thấy nói về cây kim cương và công trình khoa học nào nói về cây kim cương”. Theo lời anh Hải, thấy lá kim cương được người Trung Quốc mua với giá cao và người dân ăn nên anh cũng từng ăn thử, ăn vào thấy người khỏe và minh mẫn. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.