Vẫn loay hoay cứu sông Đồng Nai

Vẫn loay hoay cứu sông Đồng Nai
TP - Ngày 2-12, tại Bình Dương, Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (UB sông Đồng Nai) đã mở hội nghị lần thứ 4 đánh giá tình hình thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sau 4 năm thành lập, UB vẫn chưa tìm ra giải pháp cứu sông Đồng Nai.

Sông Côn Mộc ô nhiễm nặng
> Kiếm tiền bằng mọi giá
> Thêm một dòng sông chết

Ô nhiễm nặng

Tại hội nghị, ông Phạm Danh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cho biết: 96% khu công nghiệp (KCN) ở Bình Dương đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, buộc các nhà máy phải đấu nối nước thải vào nhà máy xử lý nước thải tập trung; lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động và camera quan sát tại 6 KCN.

Tỉnh Lâm Đồng đã triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai. Cụ thể thu nhập của người giữ rừng đã được tăng cao hơn. Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM, Chủ tịch UB sông Đồng Nai khẳng định, lãnh đạo TPHCM rất quan tâm vấn đề bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai. Cụ thể, hệ thống kênh rạch đang được nạo vét dòng chảy, phối hợp với tỉnh Bình Dương xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò…

Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên -Môi trường), do trải dài trên địa bàn nhiều tỉnh, lưu vực sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực, kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng BOD5, COD, NH4 năm sau luôn cao hơn năm trước. Trên sông Đồng Nai, vấn đề ô nhiễm môi trường nước chủ yếu do hoạt động phát triển các ngành công nghiệp gây ra và chủ yếu dọc các đoạn sông chảy qua các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nơi tập trung các KCN và các đô thị.

Trên sông Sài Gòn, nước sông bắt đầu bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh từ cửa sông Thị Tính và tăng dần về phía hạ lưu. Nước sông Sài Gòn khu vực TPHCM không đạt quy chuẩn chất lượng nước dùng làm nguồn cấp nước cho mục đích sinh hoạt.

Đại tá Phan Hữu Vinh, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát Môi trường cho biết, qua kiểm tra, nhiều nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhưng hầu như chỉ để đối phó. Nhà máy giấy Tân Mai có hệ thống quan trắc tự động, nhưng kiểm tra nước thải có nhiều chỉ số không đạt.

Loay hoay

Đến nay, sau 4 năm thành lập và hết một nhiệm kỳ của Chủ tịch UB sông Đồng Nai, nhưng những khó khăn hạn chế được nêu lên hằng năm vẫn chưa được tháo gỡ. Đề án sông Đồng Nai được phê duyệt với các mục tiêu cụ thể và kinh phí hoạt động rất lớn (gần 2.000 tỷ đồng), tuy nhiên nguồn kinh phí không được bố trí riêng nên rất khó huy động được kinh phí để triển khai thực hiện. Năng lực của cơ quan quản lý về môi trường tại 11 tỉnh, thành phố trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về sự gia tăng ô nhiễm. Các địa phương chưa thống kê, kiểm soát được nguồn thải thuộc địa bàn, vì vậy chưa xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giám sát, quản lý.

Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai chịu áp lực về nguồn thải, sự kết hợp về phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tại các địa phương còn nhiều bất cập. Để giải quyết tình trạng này, ông Quang đề nghị các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông Đồng Nai cần phối hợp hơn nữa trong việc ban hành cơ chế, tạo hành lang hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường, cần chú trọng công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ Nguyễn Văn Lạng đưa ra giải pháp: UB sông Đồng Nai cần được tổ chức hợp lý hơn, cần phải có ủy ban chuyên trách do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ tịch để tập trung quyền lực trong việc điều hành hoạt động của UB sông Đồng Nai.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.