Hiểm nguy từ bến đò tự phát

Hiểm nguy từ bến đò tự phát
TP - Gọi là bến đò nhưng ở đây không có tên bến, không có giấy phép hoạt động, các chủ đò hoạt động tự phát hàng chục năm nay… Đó là những gì đang diễn ra tại đoạn sông Hồng thuộc xã Liên Trung (Đan Phượng - Hà Nội).

Rùng mình cầu phao tự chế

Đến xã Liên Hà (giáp ranh với xã Liên Trung) hỏi thăm bến đò Liên Trung ai cũng biết. Đường xuống bến là con đường đất ngoằn ngoèo khó đi, ngày mưa đi xe máy qua đây rất nguy hiểm.

Đi đò sang huyện Mê Linh ở bên kia sông, chúng tôi ngồi hỏi chuyện người phụ nữ xưng là vợ của chủ đò tên Quý. Chị này cho biết, ở đây có hai thuyền chở khách sang sông là của ông Tiên và ông Quý. Đò đông khách nhất vào buổi sáng sớm, trưa và chiều tối. Khi nghe thắc mắc tại sao bến đò này không ghi biển, người phụ nữ trả lời: “Ở đây không cần biển, chỉ phục vụ khách quen thôi. Bây giờ nếu mở bến bãi, kẻ biển mỗi tháng mất tới chục triệu đồng thì kiếm đâu ra”.

Gần chục phút, đã có khoảng 20 khách kèm theo xe máy, xe đạp, xe chở hàng xuống thuyền. Hai thuyền này có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách, có hôm chở các sản phẩm nông sản, gạch từ bãi sông về. Có khi, thuyền đã ra cách bờ một đoạn nhưng có khách gọi vẫn quay lại bến để đón thêm. Qua quan sát, chiếc thuyền này có một số phao đã cũ treo ở khu vực máy lái, nếu chẳng may gặp sự cố thì khách ở phía khoang thuyền không kịp lấy phao.

Còn thuyền của ông Tiên đậu ở bên cạnh cũng có khoảng 6 chiếc phao treo ở hai mạn thuyền, song cũng đã cũ rách. Khi gặp nạn không biết những chiếc phao này có còn tác dụng? Chúng tôi hỏi: “Anh có biết Nghị định 60/CP-NĐ của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa?”- một th anh niên lái đò xưng là người nhà của ông Tiên trả lời: “Không chỉ tôi mà các lái thuyền ở khu vực này đều chưa biết đến quy định này”.

Khách của bến đò tự phát này không chỉ có người dân xã Liên Trung và các xã lân cận mà còn bao gồm cả người dân buôn bán từ bên kia sông sang. Một phụ nữ quê ở Thanh Hóa làm thuê cho các chủ lò ở bãi sông thuộc xã Liên Trung cho biết, khách quen ở đây chỉ thu vé 3.000đồng/người, nếu có xe máy thì thu thêm 2.000đ. Giá tùy chủ đò phán, tùy theo khách lạ hay khách quen…

Theo ông Hà - Chủ tịch UBND xã Liên Trung, ở đây chưa cho phép hoạt động bến đò, hai chủ đò này hoạt động dưới dạng tự phát hàng chục năm nay.

Cách bến đò khoảng 1km cũng có một bến đò tên là bến đò Sâm thuộc địa phận xã Liên Hà. Theo phản ánh của người dân nơi đây, bến đò này không chỉ chở khách mà còn chở cả ô tô từ các lò gạch ở bãi sông Hồng về cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Được biết, cả xã Liên Trung và xã Liên Hà đều có bãi tân bồi được phù sa bồi đắp từ những năm 1990. Chính quyền địa phương đã chia đất cho bà con canh tác rau màu ở bãi . “Nếu không đi đò sang sông, người dân ở đây cũng không biết sang bãi để canh tác bằng cách nào”- một người dân địa phương cho biết.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.