60 triệu người sẽ bị ảnh hưởng

60 triệu người sẽ bị ảnh hưởng
TP - Lo lắng thực sự là không khí bao trùm cuộc tọa đàm “Những thách thức từ hoạt động phát triển trên dòng chính sông Mê Kông” do Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước (WARECOD) cùng Sở TN&MT Cần Thơ tổ chức ngày 12-7, tại Cần Thơ.

> Việt Nam, Campuchia nghiên cứu tác động của thủy điện trên sông Mekong

Hiện nay, cuộc sống của dân đang bị tác động của biến đổi khí hậu. Sẽ rất nghiêm trọng nếu hàng loạt đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông được xây dựng.

WARECOD cho biết, từ giữa năm 2006, chính phủ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan đã tán thành việc các công ty của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc đầu tư vào 11 đập (12 nhà máy thủy điện nhưng có một nhà máy không đắp đập).

Từ tháng 7-2009, có 9 dự án được cho là khả thi và 2 dự án (Xayabury và Don Sahong) đã được thiết kế chi tiết, kế hoạch xây dựng trong giai đoạn 2013-2020. Đập cao nhất 76 m (Pak Peng ở Lào), rộng nhất 18 mm (Sambor ở Campuchia).

Ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia tư vấn độc lập về đánh giá tác động của đập thủy điện trên sông Mê Kông cho biết, qua trao đổi với nhiều chuyên gia Lào và Campuchia, chưa thấy giải pháp hiệu quả cho cá cũng như phù sa lưu chuyển qua đập.

Nếu các đập được xây dựng thì khoảng một nửa dòng sông Mê Kông biến thành chuỗi hồ bậc thang, hệ sinh thái đảo lộn, mất an ninh lương thực và dinh dưỡng xảy ra, cuộc sống của khoảng 60 triệu người trong lưu vực bị ảnh hưởng. Các đại biểu dự tọa đàm đề nghị Chính phủ Việt Nam có những động thái mạnh mẽ hơn để nguy cơ không diễn ra.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG