Tiếp loạt bài “Đề án Sữa học đường bị bỏ rơi”:

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội nên sớm vào cuộc

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội nên sớm vào cuộc
TP - Ý kiến về loạt bài cần khởi động lại đề án Sữa học đường trên Tiền Phong, hiệu trưởng một trường tiểu học ở miền núi Bắc Giang đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về công tác chăm sóc trẻ em nên sớm vào cuộc giải quyết vấn đề này.

>> Sẽ chất vấn trước Quốc hội
>> Khởi động lại 'Đề án Sữa học đường': Hà Nội sẽ đi đầu

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội nên sớm vào cuộc ảnh 1
Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ em vùng cao cần được ưu tiên trong các chính sách quốc gia về dinh dưỡng. Trong ảnh: Học sinh Lào Cai trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tỉnh - Ảnh: Phạm Yên

Khởi động lại càng sớm càng tốt  về đề án Sữa học đường này. Đối với học sinh vùng cao thì Sữa học đường càng cần thiết vì thực tế các em ít có điều kiện được uống sữa trừ trường hợp gia đình khá giả. Tôi đồng tình với quan điểm của bà Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh.

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội nên sớm vào cuộc để chủ động đề xuất khởi động lại chương trình Sữa học đường vì tránh nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác trẻ em trước hết thuộc về bộ này.

Giáp Văn Nghệ
Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Hải  Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi học sinh nên uống 500 ml sữa một ngày

Khi chọn sữa cho con các bà mẹ nên dựa trên thành phần dinh dưỡng căn bản có trong sữa, các sữa sản xuất trong nước vẫn đáp ứng được sự tăng trưởng của các cháu chứ không nhất thiết phải chạy theo các loại sữa đắt tiền.

Đối với trẻ em tuổi học đường thì mỗi ngày nên uống hai cốc sữa, loại 200- 250ml/cốc.

(PGS TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng)

Mục tiêu cụ thể hơn

Tôi đã đọc hầu hết các bài viết về chuyện đề án Sữa học đường trên Tiền Phong, nhưng điều mà tôi đặc biệt quan tâm ở đây là: Mục đích của chương trình là gì? Ý nghĩa nhân văn? Và giá trị về mặt nhận thức đối với cộng đồng?

Tôi hoàn toàn đồng ý về ý tưởng khởi động lại đề án Sữa học đường này vì nó mang lại giá trị nhân văn cao. Tuy nhiên, cần phải đặt vấn đề cụ thể hơn nữa như tổ chức ở đâu? Đối tượng nào cần được ưu tiên?

Bản thân tôi ở thành phố, nghĩ rằng chúng ta trước hết hãy nhường những ưu tiên  này cho các em học sinh ở miền núi, nơi mà ở đó điều kiện vật chất còn rất thua kém so với trẻ em ở thành phố.

Mục tiêu phải rõ ràng như thế thì sức thuyết phục mới cao bởi việc làm nhân đạo này xuất phát từ trái tim.

Tạ Ngọc Toàn
Email:ngoctoan...com

Phải độc lập với quảng cáo

Triển khai cho trẻ em uống sữa là việc nên làm, nhưng nếu  triển khai tại các tỉnh lẻ thời điểm hiện nay sẽ còn tốt hơn như việc triển khai ở Hà Nội và một số thành phố khác vừa qua.

Việc làm nhân đạo cũng nên độc lập với các hình thức quảng cáo khác của doanh nghiệp, như thế câu chuyện Sữa học đường mới có ý nghĩa.

le linh
Email: lplinhht@....

Điều chỉnh chính sách thuế đối với sữa

Điều chỉnh thuế đánh vào sữa dành cho trẻ em và quản lý chặt chẽ về giá, đó là việc nhà nước cần làm ngay. Tôi không tin giá sữa, chính sách thuế về sữa có thể bị thao túng trên quyền lợi của hàng vạn trẻ em, nhất là trẻ em nghèo.

Đinh Công Huyến
Email: Hoang anh....@gmail.com

MỚI - NÓNG