Cá chết dày đặc ở Bình Sơn vì nạn… hút cát?

Cá bớp có trọng lượng từ 2-4kg chết hàng loạt khiến người dân thiệt hại hàng tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Ngọc.
Cá bớp có trọng lượng từ 2-4kg chết hàng loạt khiến người dân thiệt hại hàng tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Ngọc.
TP - Bà con ngư dân đang cố vớt những con cá vừa chết để bán đổ tháo, nhưng cũng khó vì số lượng cá chết quá nhiều. Ngư dân nghi ngờ nguyên nhân gây chết cá là do nạn hút cát?

Đó là tình cảnh của hàng trăm hộ dân nuôi cá tại các xã Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Thuận, Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) mấy ngày qua.

Trước đó, trong hai ngày từ ngày 6-7/10, hàng trăm lồng nuôi cá bớp tại vùng biển thôn Tuyết Diêm, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn bỗng có các biểu hiện lạ, thay đổi màu sắc da, phù mình, nổi ghẻ, đột ngột chết hàng loạt khiến người dân không kịp trở tay.

Tình trạng cá chết vẫn đang lan rộng ra các xã lân cận Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Thuận, Bình Châu (Bình Sơn).

Gia đình chị Lê Thị Kiều (xã Bình Thạnh) là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất. Bà Kiều nuôi cá bớp đã hơn 7 tháng, trọng lượng tới 2-3 kg/con. Với giá bán bị thương lái “ép” xuống quá thấp, vụ nuôi này bà Kiều thiệt hại tới hơn 6 tỷ đồng, trong đó, riêng tiền giống, thức ăn gần 1 tỷ. Bà Kiều chua xót cho biết, thuê 4-5 người phụ chăm sóc cá, giờ xảy ra thế này thì không biết lấy đâu ra tiền trả lương cho họ. Để vớt cá chết bán cũng phải thuê người lặn, rất tốn kém.

Anh Huỳnh Phổ (53 tuổi ở thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh), ngán ngẩm: “Gia đình thả 2.500 con cá bớp giống từ sau Tết Nguyên đán. Cá đạt trung bình 2,5 kg/con, sắp đến ngày xuất bán thì chết hàng loạt. Mới trong buổi sáng nay đã chết đến một nửa, bán tháo đi với giá 50-60 ngàn đồng/kg”. Uớc tính gia đình anh lỗ khoảng 5-6 trăm triệu đồng.

Ông Trần Văn Kháng, Phó chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Thạnh, cho biết, toàn xã có khoảng 50 hộ dân nuôi cá lồng bè ở bến Hải Ninh (xã Bình Thạnh), gồm cá bớp, cá chẽm, cá hồng, cá chim, trong đó có 38 hộ nuôi cá bớp. Cá bớp bắt đầu thả giống nuôi từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhưng bỗng nhiên hai ngày nay cá có biểu hiện lơ ăn và chết hàng loạt.

Cá chết vì… hút cát?

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, nơi các hộ dân nuôi cá chỉ cách vùng biển Dung Quất khoảng 100m và cách các doanh nghiệp hút cát vài chục mét. Các hộ nuôi cá bớp ở đây đều chung nhận định: Nguyên nhân dẫn đến cá chết là do nước bị ô nhiễm, có thể do các doanh nghiệp hút cát xả bùn trong khu vực gần chỗ nuôi cá. Trong đó, xã Bình Thạnh có khoảng 38 hộ, xã Bình Đông có khoảng 40 hộ, xã Bình Thuận có 4 hộ, xã Bình Châu có 1 hộ nuôi cá bớp.

Ông Phạm Kiều Huy, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông bức xúc, tình trạng cá chết diễn ra vào tối 6/10, đến lúc này thì mức độ dày hơn. Để tìm hiểu nguyên nhân, ông trực tiếp lặn kiểm tra kỹ khu vực nuôi thì phát hiện, đáy lồng xuất hiện nhiều lớp bùn bẩn mà ngày thường không có. Đối với số cá chết, ông Huy thu gom chở vô cảng cá thuộc xã Bình Thạnh để bán với giá 60 ngàn đồng/con nhỏ và 110 ngàn đồng/con (loại 2 ký trở lên), thấp hơn từ 2-4 lần mức bán khi cá còn sống. Đành phải bán đổ tháo được đồng nào hay đồng ấy.

Anh Đặng Minh Quân, 42 tuổi, ở thôn Tuyết Diên 1 (xã Bình Thuận), chia sẻ: 1.500 con cá bớp của tôi nuôi, từ chiều hôm qua bỏ ăn, đổi màu rồi đến sáng nay chết hàng loạt, thất thu khoảng trên 5 tỷ đồng. Tại vùng biển ở thôn Sơn Trà (xã Bình Đông) có khoảng 30 hộ nuôi cá bớp lồng bè cũng cùng chung số phận.

Trao đổi với chúng tôi, các hộ nuôi cá lồng bè ở vùng biển Dung Quất đều có nhận định là: Nguyên nhân dẫn đến cá chết là do nước bị ô nhiễm, có thể do các doanh nghiệp hút cát xả bùn trong khu vực gần chỗ nuôi cá, làm cá xót mắt, và bị bùn chèn vào trong mang làm cá chết. 

MỚI - NÓNG
Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh vẫn chết hàng loạt
Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh vẫn chết hàng loạt
TPO - Hàng chục ha rừng ngập mặn bị chết, làm giảm độ phủ xanh rừng ngập mặn tại các cửa biển ở Hà Tĩnh. Các chuyên gia đã kiểm tra, phân định ra 18 loài sinh vật gây hại và đưa ra các giải pháp ban đầu trong xử lý, tạo tiền đề phục hồi rừng.
Nghệ An: Thu dọn 'nghĩa địa đầu bò'
Nghệ An: Thu dọn 'nghĩa địa đầu bò'
TPO - Sau phản ánh về “nghĩa địa đầu bò” giữa khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng ở phường Vinh Phú (Nghệ An), chính quyền địa phương đã vào cuộc: thu dọn, chôn lấp toàn bộ phế phẩm, dựng hàng rào thép...
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

PosH57: Giải pháp phần mềm pos tinh gọn cho hộ kinh doanh đáp ứng quy định mới về hóa đơn

PosH57: Giải pháp phần mềm pos tinh gọn cho hộ kinh doanh đáp ứng quy định mới về hóa đơn

Trong bối cảnh Chính phủ tăng cường thực thi Nghị định 70/2025/NĐ-CP về quản lý thuế với hộ kinh doanh, nhu cầu sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng tích hợp hóa đơn điện tử ngày càng trở nên cấp thiết, sự ra mắt của PosH57 – sản phẩm do HCM57 Technology thiết kế và vận hành – được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống thị trường, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương trên hành trình chuyển đổi số toàn diện.
Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

TPO - Tập đoàn Novaland dự kiến chào bán gần 49 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Novaland dự kiến được mua gần 4,2 triệu cổ phiếu ESOP. Hai phó tổng giám đốc là bà Trần Thị Thanh Vân và ông Cao Trần Duy Nam mỗi người được mua gần 2,7 triệu cổ phiếu.
Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

TPO - Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.
Ngân hàng chạy đua tăng vốn từ phát hành cổ phiếu

Ngân hàng chạy đua tăng vốn từ phát hành cổ phiếu

TPO - Ngân hàng OCB sẽ phát hành hơn 197 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 26.630 tỷ đồng, Nam A Bank dự kiến phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Vietbank nếu hoàn thành cả 2 đợt phát hành 378 triệu cổ phiếu thì vốn điều lệ sẽ tăng lên gần 10.920 tỷ đồng…
Quy mô kinh tế Đà Nẵng sau sáp nhập

Quy mô kinh tế Đà Nẵng sau sáp nhập

TPO - Sau sáp nhập, GRDP của Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2025 đạt 148,8 nghìn tỷ đồng với mức tăng trưởng ước tính đạt 9,4%. Việc sáp nhập tạo dư địa lớn cho địa phương này bứt phá trở thành siêu đô thị biển.