Cả làng làm thủy điện

Thủy điện mi ni của gia đình ông Hồng
Thủy điện mi ni của gia đình ông Hồng
TP - Ấp Trung Sơn, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) nằm cheo leo ở sườn núi Chứa Chan, nhưng cư dân ở đây chưa bao giờ thiếu điện, thiếu nước để sinh hoạt và phục vụ du khách. Ngươì dân ở đây đã tự tạo được nguồn điện, nguồn nước từ thiên nhiên.
Thủy điện mi ni của gia đình ông Hồng
Thủy điện mi ni của gia đình ông Hồng .

Tháng 3, trời nắng như đổ lửa chúng tôi cùng dòng người lên núi Chứa Chan viếng chùa. Ban ngày, các hàng quán gần chùa vẫn sáng điện, quạt máy vù vù quay phục vụ miễn phí cho khách đỡ mệt trên những phiến đá ven đường núi, những đường ống dẫn nước mát lạnh không cần khóa, nước cứ chảy liên tục phục vụ du khách rửa mặt. Nếu chưa biết, mọi người tự hỏi phải chăng những người dân ở đây không có khái niệm tiết kiệm điện nước.

Ông chủ quán nước Trần Văn Hồng cho biết, đây là điện do họ tự cung tự cấp, máy phát điện chạy thì bắt buộc phải sử dụng thiết bị điện để tiêu thụ. Trong nhà ông Hồng, hàng loạt bóng đèn sáng giữa ban ngày, quạt máy quay ào ào, chiếc ti vi và đầu máy mở phim để bên đường ai thích thì dừng chân xem. Không chỉ gia đình ông Hồng mà cả phố núi này suốt ngày đêm luôn luôn sáng đèn, mở nhạc rộn ràng phục vụ du khách.

Ông Hồng cho biết: Ở đâu cúp điện, cúp nước chứ ở đây không bao giờ thiếu, tất cả đều nhờ vào nguồn thủy điện do người dân tự tạo ra. Cả khu phố núi có khoảng 30 máy thủy điện. Các máy thủy điện được thiết kế bằng một ống dẫn nước từ trên cao đổ xuống với áp lực mạnh làm quay mô tơ phát điện. Công suất mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào nguồn nước.

Ở trên núi thì người dân làm thủy điện, còn dưới chân núi người dân ở ấp Trung Sơn dẫn nước về tưới cho vườn cây của mình.

Hơn 10 năm trước khi vùng nông thôn của huyện Xuân Lộc còn chưa có lưới điện thì, người dân trên núi đã có điện sinh hoạt nhờ mô hình thủy điện mi ni. Người đầu tiên ở đây làm mô hình thủy điện là ông Chín Tâm. Hơn chục năm trước, trong điều kiện khó khăn về nước, điện ông Chín Tâm đã len lỏi vào các hang đá đi tìm nguồn nước ngầm.

Tìm được nguồn nước ngầm, ông Tâm sắm hàng trăm mét ống nhựa dẫn nước về nhà mình. Tình cờ biết được phương thức làm thủy điện mi ni, ông Tâm mua máy về tự thiết kế tạo được nguồn điện sinh hoạt dân cư trên núi kinh ngạc và tìm tới học hỏi. Thế rồi nhà nhà kéo nhau đi tìm nguồn nước.

Ông Trần Văn Hồng kể cả khu vực không có dòng suối lộ thiên nào, nhưng sâu trong các hang đá có các dòng suối chảy ngầm. Có hàng chục nguồn nước được người dân tìm ra và dẫn ống đưa về làm thủy điện, lấy nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Ông Hồng cho biết, chi phí làm máy thủy điện mất chừng 10 đến 15 triệu đồng/cái tùy theo đường dẫn nước xa hay gần.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG