Cám cảnh nhà thủ lĩnh Truông Bồn

Cám cảnh căn nhà thủ lĩnh Truông Bồn. Ảnh: Quang Long
Cám cảnh căn nhà thủ lĩnh Truông Bồn. Ảnh: Quang Long
TP - “Tôi chỉ mong góp được một ít tiền, sửa sang lại căn nhà làm nơi hương khói, thờ phụng cha mẹ!”, chị Nguyễn Thị Vy, con gái cựu Đại đội trưởng C317 TNXP Truông Bồn Nguyễn Xuân Thỏa nói.

Quê xã Sơn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), năm 1965 Nguyễn Xuân Thỏa tình nguyện đi TNXP, làm chính trị viên đại đội 317, TNXP Nghệ An. Năm 1968, C317 nhận lệnh di chuyển lên Truông Bồn (Mỹ Sơn, Đô Lương), ông Nguyễn Xuân Thỏa được cử làm đại đội trưởng C317.


Rạng sáng 31/10/1968, một trận bom trút xuống Truông Bồn làm 13 chiến sỹ TNXP hy sinh, hàng chục người khác bị thương. Dù bị sức ép và mảnh bom găm vào cơ thể, Đại đội trưởng Nguyễn Xuân Thỏa vẫn cùng với Ban Chỉ huy C317, Tổng đội TNXP Nghệ An, Sở Giao thông Vận tải và người dân Mỹ Sơn đưa 25 chiến sỹ bị thương đi cứu chữa, mai táng 7 liệt sỹ, tìm kiếm những người bị bom vùi. 

Không chỉ đóng góp mồ hôi, nước mắt và máu cho Truông Bồn, Đại đội trưởng Nguyễn Xuân Thỏa còn là nhân chứng lịch sử, chứng kiến sự hy sinh oanh liệt của 13 TNXP. Tháng 5/1969, ông được cử đi học, rồi chuyển về công tác tại Công ty Thực phẩm ở Vinh, sau đó nghỉ hưu, trở về sinh sống tại xã Sơn Thành, huyện Yên Thành.

Vết thương cũ tái phát, bệnh tật hành hạ, nhà nghèo lại đông con khiến gia cảnh “thủ lĩnh” Truông Bồn càng thêm bi đát. Năm 2009, 2010 là những năm đại tang của gia đình cựu TNXP Nguyễn Xuân Thỏa, khi nhà ông có 6 người chết. Đầu năm, mẹ ông là bà Trần Thị Trường mất vì tuổi cao. Tang mẹ vừa đội trên đầu, con rể Trần Chiến Bắc bị tai biến mạch máu não, đột tử. Năm giờ sáng 3/9/2009 con rể mất thì 9h đêm hôm đó ông Thỏa đột ngột qua đời. Tiếp đó, con gái Nguyễn Thị Lý, vợ Trần Thị Xuân tử vong vì ung thư. Một người con rể khác cũng tử vong vì bệnh tật. Chứng kiến bà nội, bố, mẹ và anh chị em lần lượt ra đi, các con ông hoảng sợ. Căn nhà trở nên u ám.

Nguyễn Văn Minh, cậu con trai út sau một thời gian bám trụ với mảnh đất Sơn Thành đã bỏ nhà ra Hà Nội làm thuê kiếm sống. “Nó chẳng được học hành, chẳng có nghề nghiệp, cứ lang thang nay đây mai đó ai thuê chi làm nấy. Ở nhà, không có cái ăn”, chị Nguyễn Thị Vy bảo. Ngôi nhà xập xệ, vốn đầy ắp tiếng cười, giờ đã rệu rã, hoang lạnh. Trước sân ngổn ngang gạch, đá và cỏ dại, cạnh đó là cái nền đang xây dở, chỏng chơ mấy cái trụ bê tông. 

Bà Phạm Thị Phòng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu TNXP Nghệ An cho biết, công trình khởi công cách đây hơn 3 năm nhưng bỏ dở vì...hết tiền. “Hội Cựu TNXP Nghệ An xin Sở Lao động TB&XH được 10 triệu đồng hỗ trợ cho gia đình anh Thỏa. Chục triệu, mới xây được cái móng nhà, đổ được mấy cái cột rồi để đó. Còn cái nhà cũ thì rách nát quá rồi, muốn ở phải có tiền để sửa sang lại!”, bà Phòng nói.

Chị Vy không chồng, có hai con gái, nghèo kinh niên. Ba mẹ con với mấy thước đất, không đủ gạo ăn nên hằng ngày con gái của “thủ lĩnh” Truông Bồn phải làm thuê làm mướn. “Tôi chỉ mong góp được một ít tiền, sửa sang lại căn nhà làm nơi hương khói, thờ phụng cha mẹ, rồi gọi Minh về quê chị em rau cháo nuôi nhau!”, chị Vỵnước mắt
lưng tròng. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.