Chính quyền đang làm ngơ với công trình thủy điện vi phạm ở Lai Châu?

Thủy điện Chu Va 2 chưa được cấp phép vẫn tận thu vật liệu xây dựng
Thủy điện Chu Va 2 chưa được cấp phép vẫn tận thu vật liệu xây dựng
TP - Chưa đền bù, giải phóng mặt bằng xong, nhiều dự án thủy điện ở Lai Châu đã được chủ đầu tư vội vã thi công với lý do để... kịp tiến độ. Nhiều công trình sai phạm song, chính quyền sở tại mới chỉ tổ chức kiểm tra, xử phạt qua loa rồi cho triển khai tiếp.

Nhà máy Thủy điện Chu Va 2 được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 22/11/2017. Công trình này do Cty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long có trụ sở ở Hà Nội làm chủ đầu tư, đại diện pháp nhân là ông Phí Văn Thịnh. Dự án có công suất lắp máy 12MW, tổng diện tích 12ha, xây dựng trên dòng suối Chu Va, thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu). Tiến độ thực hiện từ quý 4/2016 đến quý 2/2019.

Theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đường, dự án này kéo dài do vướng mắc trong đền bù với người dân. Đáng chú ý, đến ngày 3/10/2018, UBND tỉnh Lai Châu mới ban hành quyết định cho chủ đầu tư thuê đất đợt 1, với diện tích 6ha để xây dựng công trình. 
“Trước đó 2 tháng, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng công trình. Sau khi nhận được phản ánh, đoàn công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu đã xuống kiểm tra, lập biên bản xử phạt hành chính”, lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Tam Đường cho hay. 

Ngoài việc tự ý triển khai dự án khi chưa được bàn giao đất, chủ đầu tư còn ngang nhiên tận thu và khai thác đá, lắp hệ thống máy nghiền phục vụ công trình khi cơ quan chức năng chưa cấp phép. Lãnh đạo UBND huyện Tam Đường cho biết, có 57 hộ dân nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thủy điện Chu Va 2. Đến nay, vẫn còn một số hộ chưa đồng ý phương án đền bù. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã và đang gấp rút thi công, hoàn thiện đưa vào sử dụng công trình này.

Một trường hợp khác là 2 dự án thủy điện Nậm Pạc 1 và Nậm Pạc 2 do Cty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng thủy điện (trụ sở tại Hà Nội) làm chủ đầu tư, người đại diện là ông Lê Văn Tảo. Hai dự án này được UBND tỉnh Lai Châu cấp chứng nhận đầu tư với tổng công suất hơn 30 MW, xây dựng tại xã Nậm Xe, xã Sin Suối Hồ thuộc huyện Phong Thổ. Đến 3/6/2019, hai dự án trên vẫn chưa được UBND tỉnh Lai Châu cho thuê đất do chưa thỏa thuận xong việc đền bù với dân.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 5/2019, công trình Thủy điện Nậm Pạc 1 đang làm ngầm tràn qua suối. Hiện tại, công trình Thủy điện Nậm Pạc 2, phần cụm nhà máy đã hoàn thành việc đào đắp hạng mục chính gồm.

Ông Trần Văn Quế, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết, sau khi có phản ánh về các sai phạm như trên, UBND tỉnh Lai Châu đã cử tổ liên ngành xuống kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. Đến nay, UBND tỉnh Lai Châu đã cho chủ đầu tư thuê đất và tiếp tục triển khai dự án.

Khi được PV Tiền Phong liên hệ hỏi trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và các sở ngành liên quan trước việc để xảy ra những sai phạm ở các công trình thủy điện trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Giàng A Tính cho biết, tỉnh đã lập đoàn công tác để kiểm tra, xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, để trả lời được chi tiết từng dự án, ông Tính đề nghị phóng viên để lại nội dung câu hỏi ở Văn phòng UBND tỉnh, sau đó lãnh đạo tỉnh sẽ giao cho các đơn vị đầu mối trả lời trực tiếp. Cả tuần qua, PV Tiền Phong vẫn chưa nhận được phản hồi từ bất cứ sở, ngành nào của tỉnh Lai Châu.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.