Chưa phải chủ sở hữu nếu hợp đồng mới qua công chứng

Chưa phải chủ sở hữu nếu hợp đồng mới qua công chứng
TP - Bạn Nguyen Tien Vang (email: vangtiennguyen@.... biz) hỏi: Tôi mua căn nhà trên diện tích đất 50m2. Tôi đã làm hợp đồng chuyển nhượng mua bán, có công chứng hẳn hoi nhưng chưa sang tên chính chủ.

Xin hỏi giá trị pháp lý của việc hợp đồng công chứng này là như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về thời hạn còn hiệu lực của hợp đồng công chứng. Nhà đất trên đã được coi là quyền sở hữu đầy đủ của tôi chưa?

Luật sư Lê Viết Phương - Công ty luật TNHH Hà Việt ( Hà Nội) trả lời:

Theo qui định tại điều 6, Luật Công chứng năm 2006, văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đã được công chứng có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các bên tham gia, trừ trường hợp bị toà án tuyên vô hiệu.

Luật Công chứng không quy định về thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được công chứng nên mặc nhiên được coi là vô thời hạn nếu không có thỏa thuận khác.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Đất đai 2003, việc chuyển quyền sở hữu bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, cụ thể là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất.

Như vậy, việc nhận chuyển nhượng nhà đất của bạn mặc dù đã qua công chứng nhưng bạn vẫn chưa phải là chủ sở hữu đầy đủ đối với tài sản này.

Thực tế hiện nay, việc chỉ thực hiện hợp đồng công chứng nhà đất mà không sang tên chính chủ ngay thường dẫn đến những rủi ro đáng tiếc cho người mua (nhận chuyển nhượng).

Mọi thắc mắc xin gửi về: tienphongtraloi@gmail.com hoặc Ban Bạn đọc, Báo Tiền Phong, 15- Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.