Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi

Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi
TPO - Khác với những vạn chài nhiều tàu thuyền miền biển, những xóm chài trên cao nguyên thường ẩn khuất giữa núi rừng, gắn bó với sông suối, ao hồ và nguồn thủy sản nước ngọt đang ngày càng khan hiếm.
Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi ảnh 1

Thấp thoáng phía sau những ngọn núi phủ màu xanh, hơn trăm ngôi nhà gỗ nhỏ nằm dưới chân núi hướng ra mặt nước mênh mông hồ Ea Súp hạ (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Các hộ dân ở đây di cư từ miền Tây lên. Đa số họ không có đất canh tác, sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Khoảng 3-4 giờ chiều, người dân lên thuyền buông lưới ra khơi đến khoảng 4 – 5 giờ sáng hôm sau thì gỡ lưới về bán cho thương lái.

Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi ảnh 2

Lúc đầu người dân quanh hồ chỉ nghĩ kiếm vài con cá về cải thiện bữa ăn, ai ngờ đây lại là nghề thu nhập chính cho mỗi gia đình, hàng ngày mỗi người kiếm được dăm trăm ngàn. Các ngư dân chỉ đánh bắt cá bằng phương thức truyền thống dùng thuyền độc mộc, tấm lưới, cần câu. Đây là cách đánh bắt không tận diệt mà nuôi dưỡng được nguồn lợi thủy sản, nhờ đó mà bà con có thể gắn bó lâu dài với nghề chài lưới.

Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi ảnh 3

Vài chục hộ dân mưu sinh bằng nghề đánh cá trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh (xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã quen với tên gọi “xóm chài”. Xóm chài nhỏ này được thành lập năm 2009 khi một số người dân miền tây tìm đến làm nghề đánh cá. Họ đóng thuyền, dựng nhà ngay trên mặt nước. 

Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi ảnh 4

Trung bình mỗi lần đánh bắt, họ thu từ 10 – 15kg cá, mỗi tháng kiếm được 4-5 triệu đồng. Mỗi sạp cá của người dân ở đây có đủ các loại cá từ lòng dòng sông này và các nhánh suối nhỏ.

Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi ảnh 5

Cuộc sống lênh đênh trên sông nước, nhiều em nhỏ bỏ học nửa chừng phụ cha mẹ bán cá. Một số gia đình sợ con thất học nên đưa về quê, số khác gửi người quen ngoài huyện.

Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi ảnh 6

Cuộc sống khó khăn, không có hộ khẩu thường trú, hơn 10 năm nay, các hộ dân vẫn lênh đênh trên lòng hồ thủy điện. Mong ước của họ được các cấp ngành tạo điều kiện để sớm được lên bờ ổn định cuộc sống, con cái được học hành.

MỚI - NÓNG