Chạy lũ: Nhà ở biến thành nhà hoang

Đà Nẵng mùa mưa lũ: Phấp phỏng sống bên vùng sạt lở

Đà Nẵng mùa mưa lũ: Phấp phỏng sống bên vùng sạt lở
TP - Thông tin về những cơn bão liên tiếp đổ vào miền Trung lại khiến hàng trăm người dân của 41 hộ tổ 1 Nam Yên (xã Hòa Bắc, Hòa Vang, TP Đà Nẵng) phấp phỏng lo sợ.

Đã hàng chục năm nay, nhà cửa bỏ hoang, ruộng vườn lau lách cỏ dại quanh năm không ai dòm ngó bởi cứ mỗi lần lũ về, dòng Cu Đê hung hãn lại cuốn phăng một vài ngôi nhà, khiến nhiều người dân phải vào núi lánh nạn.

Chạy lũ: Nhà ở biến thành nhà hoang

Nhiều người dân thôn Nam Yên giờ đây đang sống trong cảnh 1 quê 2 nhà bởi cứ đến mùa mưa lũ, họ lại lũ lượt bỏ nhà vào trốn trong núi. Cá biệt, nhà của nhiều hộ dân đã biến thành nhà hoang vì họ không chịu đựng nổi cảnh “bỏ nhà định kỳ”, đặc biệt là những căn nhà đó nằm ngày bên triền sông Cu Đê.

Ông Nguyễn Ngân (tổ 1, Nam Yên) đi làm đồng về, ghé qua ngôi nhà đã bỏ hoang phế hơn năm nay, ngán ngẩm: “Mùa mưa đến, sông Cu Đê lúc nào nước cũng chạy cuồn cuộn, dâng đến tận cột nhà. Năm nào cũng vậy, không riêng gì tôi mà hàng chục hộ dân cùng chạy lũ. Khổ hết chỗ nói”.

Nhà ông Ngân cách bờ sông Cu Đê chưa đầy 50m, giờ bỏ không. Lối vào đã bị rào chắn, cỏ hoang ngập tràn. “Tui phải vào sâu trong núi tá túc tạm lều trại của đứa con. Ở nhà này, ban đêm trời mưa to, sáng mai dậy không biết đường nào mà trốn. Vườn cây quanh năm nước ngập úng, cũng chẳng trồng gì được” - Ông Ngân nói.

Còn anh Nguyễn Chờ (con trai ông Ngân) ở tổ 2 Nam Yên, cũng có nhà sát sông Cu Đê, nói: “Mùa mưa đến, cả đại gia đình cùng kéo vào núi lánh nạn. Hết mưa, về đã thấy toàn nhà toàn bùn đất lầy lội. Mỗi năm lánh nạn mấy lần, riết rồi ai cũng bỏ nhà đi ở chỗ khác”.

Khi biết chúng tôi lên, nhiều người dân có nhà bỏ hoang cũng kéo đến phản ánh nỗi bức xúc. Bà Hồ Thị Mài (tổ 1), nói: “Bỏ nhà đi đã đành, bây giờ ruộng vườn cũng không có mà làm ăn. Lúc đầu đất đai phì nhiêu màu mỡ thì giờ đây bị phủ lớp cát dày.

Cứ thế này, chúng tôi phải bỏ xứ mà đi thôi”. Cả gia đình bà Mài có 2,5 sào ruộng, vườn bên sông đều bị cát bồi lấp toàn bộ. Gia đình ông Ngân có 10 sào thì 5 sào ruộng giờ cũng bỏ hoang...

Chưa thể di dời

Theo thống kê của UBND xã Hoà Bắc, hiện có khoảng 100 hộ dân thôn Nam Yên đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, trong đó, có 41 hộ dân được liệt vào dạng đặc biệt nghiêm trọng từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên, công việc của lãnh đạo xã Hoà Bắc cho đến nay vẫn là thống kê danh sách... trình lên cấp trên chờ giải quyết.

Ông Nguyễn Ngưng - Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Hiện chúng tôi vẫn đang chờ chủ trương, hộ dân nào muốn tự di dời thì được hỗ trợ 2 triệu đồng tìm chỗ ở mới. Chúng tôi kiến nghị lên thành phố nhiều lần rồi, bản thân tôi cũng đã nghe có chủ trương di dời, nhưng hiện nay mới chỉ khởi động việc giao tuyến mốc lập khu tái định cư. Tôi cũng lo lắm chứ, mùa mưa đến rồi”.

Ông Huỳnh Vạn Thắng - Phó Ban PCLB TP Đà Nẵng, cho biết: “Trước mắt là chưa thể di dời trong mùa lũ này, cứ phải trông chờ vào kinh nghiệm của dân trước đã, chúng tôi cũng đã chỉ đạo người dân thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi lũ đến”.

Cũng theo ông Thắng, ngoài nguy cơ sạt lở, người dân tổ 1 Nam Yên còn đối diện với nguy cơ lũ quét vì hầu hết đều sống bên triền núi. “Nếu không sớm di dời, không những người dân vất vả, cực khổ trong mùa lũ mà tính mạng chắc chắn bị đe dọa” - Ông Thắng nói.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.