Bị nhà máy thủy điện nợ hàng chục tỷ đồng: Dân 'tắc' đường sinh nhai

 Chủ đầu tư lần lữa đền bù cho dân, nợ nần hàng chục tỷ đồng, nhưng thủy điện Thượng Nhật vẫn nhăm nhe tích nước phát điện
Chủ đầu tư lần lữa đền bù cho dân, nợ nần hàng chục tỷ đồng, nhưng thủy điện Thượng Nhật vẫn nhăm nhe tích nước phát điện
TP - Nhà máy thủy điện Thượng Nhật (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế) đang dự kiến tích nước phát điện vào giữa năm nay, nhưng hiện nhà máy còn nợ 22 tỷ đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng, khiến dân bức xúc.

Khổ vì dự án thủy điện

Nhà máy thủy điện Thượng Nhật do Công ty CP Đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo cấp phép năm 2007 của Bộ Công thương, công trình khởi công năm 2008, xây dựng trên diện tích 154ha, với tổng vốn đầu tư 158 tỷ đồng. Tháng 7/2012, dự án được điều chỉnh mức đầu tư lên trên 341 tỷ đồng và phải đến năm 2016 mới tái khởi động và kéo dài cho đến nay.

Để thực hiện dự án này, tại địa bàn xã Thượng Nhật có 187 hộ dân bị thu hồi cả trăm hecta đất rừng, đất sản xuất. Theo đó, số tiền đền bù cho các hộ dân được các ngành chức năng và nhà đầu tư phê duyệt là hơn 22 tỷ đồng.

Thế nhưng, từ năm 2016 đến nay, chủ đầu tư chưa chịu chi trả khoản bồi thường này để người dân khôi phục sinh kế. Qua tìm hiểu, phần lớn các hộ dân nằm trong diện đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng thủy điện là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế rất khó khăn.

Liên quan chủ đầu tư thủy điện nợ tiền dân, trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật - ông Trần Đình Khởi tỏ ra băn khoăn: “Người dân rất sốt ruột vì nghe nói thủy điện sắp tích nước phục vụ phát điện mà tiền đền bù thì chưa chi trả cho bà con, chủ đầu tư cứ hẹn rầy hẹn mai. Lúc đầu, họ hẹn sẽ trả tiền thời điểm trước tết 2019, nhưng sau tết vẫn không động tĩnh gì. Sau đó, họ lần lữa hẹn qua tháng 3, tháng 4, rồi tháng 5 cho đến nay chưa thấy gì? Tôi từng gọi điện cho ông giám đốc nhà máy thủy điện Thượng Nhật để hỏi về số tiền đền bù, người này nói đang ở Hà Nội để làm thủ tục vay tiền”.

Nghe thông tin thủy điện sắp tích nước, rất nhiều hộ dân bức xúc kéo đi tìm người đại diện đầu tư công trình để hỏi cho ra nhẽ, nhưng bất thành. Bà con không ít lần bất đắc dĩ kéo đến trụ sở UBND xã thắc mắc. Là một trong những hộ sản xuất có nhiều diện tích đất rừng bị thu hồi, với giá trị bồi thường gần 1 tỷ đồng, thế nhưng, hơn 3 năm nay, ông Nguyễn Văn Đức (ngụ thôn 2 xã Thượng Nhật) vẫn mơ hồ về khoản bồi thường mà gia đình đáng nhẽ phải được nhận từ lâu để phục hồi sinh kế.

Tiếp xúc với PV, ông Hồ Văn Trân (ngụ xã Thượng Nhật) bức xúc: “Rừng sản xuất là của chúng tôi, nhưng từ lâu đã bị thu hồi để làm thủy điện. Không còn đất sản xuất, dân phải đi làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày, vậy mà khoản đền bù vẫn chưa được  chủ dự án thủy điện chi trả. Dự án về, dân sung sướng đâu chưa thấy, chỉ toàn những phiền toái, khổ sở. Dân hết bị chặn đường vô rừng sản xuất, bị nứt nhà do nổ mìn xây công trình, nay bị nợ tiền đền bù kéo dài. Chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư sớm trả tiền đền bù để dân chuyển đổi nghề mới, khôi phục sinh kế. Nếu tình trạng này kéo dài thì cuộc sống chúng tôi ngày càng khốn khổ, con cái nguy cơ bỏ học”.

Vì đâu nên nỗi?

Làm việc với UBND huyện Nam Đông, lãnh đạo cơ quan này xác nhận, thời gian qua, chủ đầu tư thủy điện Thượng Nhật nợ của người dân hơn 22 tỷ đồng. Đây là khoản tiền đền bù liên quan đến thu hồi đất rừng sản xuất. Thống kê từ cơ quan chức năng huyện này, hộ được phê duyệt đền bù ít nhất cũng lên đến 150 triệu đồng, cao nhất gần 1 tỷ đồng. Đây là khoản tiền lớn phục vụ phục hồi sinh kế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Thượng Nhật.

Trước những băn khoăn về “lỗ hổng” kiểm soát chi trả đền bù, dẫn đến việc chủ đầu tư vẫn tổ chức thi công thủy điện trót lọt khi chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính cho dân, ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, cho biết: Ngay từ đầu địa phương đã giám sát hoạt động chi trả tiền cho dân, nhưng do nhà đầu tư “than” gặp khó khăn về nguồn vốn, họ hứa vừa thi công vừa chi trả tiền đền bù, nên các cơ quan chức năng đã... linh động.

Ông Phụng cũng khẳng định, một khi chủ đầu tư thủy điện Thượng Nhật chưa hoàn tất công tác chi trả đền bù cho dân thì công trình chắc chắn không thể tích nước phát điện. “Huyện đã làm việc với chủ đầu tư về việc chi trả bồi thường cho dân, họ cho biết phải đợi đi vay ngân hàng mới có tiền (!)”, ông Phụng cho hay.

 Trước những băn khoăn về “lỗ hổng” kiểm soát chi trả đền bù, dẫn đến việc chủ đầu tư vẫn tổ chức thi công thủy điện trót lọt khi chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính cho dân, ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, cho biết: Ngay từ đầu địa phương đã giám sát hoạt động chi trả tiền cho dân, nhưng do nhà đầu tư “than” gặp khó khăn về nguồn vốn, họ hứa vừa thi công vừa chi trả tiền đền bù, nên các cơ quan chức năng đã... linh động.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.