Tuyến xe khách Tuyên Quang - Hà Nội:

Đi rồi… chết khiếp!

Đi rồi… chết khiếp!
TP - Lâu rồi tôi mới có dịp trở lại Tuyên Quang công tác. Nghe lời giới thiệu của bạn, tôi đi xe khách. Chuyến xe tôi đi khác hẳn với những điều anh bạn nói.
Đi rồi… chết khiếp! ảnh 1
Hành khách không còn ghế ngồi đứng dọc theo xe

Từ km số 3 đường Tuyên Quang - Hà Nội tôi được mời lên chiếc xe ca màu xanh, biển kiểm soát 29L-82…

Trên xe có 7 hành khách, một lái xe và 3 phụ xe, nhìn vỏ ngoài còn bóng bảy nhưng bên trong nó thì thật là ngán ngẩm.

Xe không có máy điều hòa, ghế ngồi mút đã bị xô, cửa kính chỗ có chỗ không, bao nhiêu bụi ở trên đường người trên xe hứng cả.

Giảm xóc của ô tô tôi có cảm giác như được làm bằng một thanh sắt đặc vì khi xuống ổ gà xe lại chồm lên, người ngồi “bay” lên khỏi ghế đầu muốn chạm vào nóc xe.

Vừa bước lên ô tô chưa kịp ngồi xuống ghế phụ xe đến bên tôi thu tiền, giá vé 40.000 đồng đi Hà Nội. Chắc họ sợ tôi đòi xuống để đi xe khác. Ít người nên đi một đoạn xe lại dừng đón khách.

Từ Tuyên Quang tới Đoan Hùng xe đỗ 4 lần mỗi lần 10 phút. Gặp những xe khách đi ngược chiều lái xe giơ tay ra khỏi cửa, lúc thì lắc lắc cổ tay, lúc thì vẫy vẫy rồi đưa hai ngón tay thành hình chữ V về phía trước. Sau này tìm hiểu tôi mới biết đó chính là ký hiệu báo có khách, có cảnh sát hay không.

Tích cực bắt khách dọc đường từ km 34 khu vực xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ xe đã “hòm hòm” 32 hành khách chen nhau trong một không gian chật hẹp của xe 26 chỗ, những người lên xe dọc đường được ngồi trên những chiếc ghế nhựa. Nhiều người lúc đó tỏ ra bức xúc.

Điều khiến tôi ngạc nhiên là xe vẫn ung dung qua trạm cảnh sát giao thông của Phú Thọ an toàn.

Vì bệnh cao huyết áp không chịu được không khí ngột ngạt mùi mồ hôi người, mùi hàng hóa, mùi “sản phẩm” được hành khách “chế ra” tôi xuống xe ở thành phố Việt Trì chờ xe cơ quan lên đón, lúc đó đã là 17 giờ 30 phút.

Nếu tính tốc độ trung bình 4 giờ xe chạy cho 80 km thì cái ô tô đang lưu hành này chưa nói về chất lượng nhưng tốc độ liệu có hơn những chiếc xe công nông đầu ngang, đầu dọc và Nhà nước đã cấm hay không (!).

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.