Di tích quốc gia bị lấn chiếm nghiêm trọng

Chứng tích rõ rệt nhất của gò Đống Thây là ngôi đền chính nằm trên gò đất cao Ảnh: K.N
Chứng tích rõ rệt nhất của gò Đống Thây là ngôi đền chính nằm trên gò đất cao Ảnh: K.N
TPO - Di tích gò Đống Thây có diện tích trên 2.600 m2, nhưng bị các hộ dân lấn chiếm khiến khu di tích quốc gia này ngày càng bị thu hẹp.

Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch) công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Hiện nay, dù ở khá gần trụ sở UBND phường Thanh Xuân Trung, nhưng đất quanh gò Đống Thây đã bị lấn chiếm khiến khiến diện tích của di tích quốc gia này bị thu hẹp.

Đứng bên ngoài nhìn vào khó thấy rõ gò Đống Thây, bởi sát gò hiện có vài ngôi nhà được dựng bao quanh choán tầm mắt. Trước thực trạng trên, muốn vào gò Đống Thây phải đi qua một con đường nhỏ khuất phía trong, khá bất tiện cho người đến cúng lễ và tham quan di tích.

Di tích quốc gia bị lấn chiếm nghiêm trọng ảnh 1 Phần đường rộng để vào gò Đống Thây cũng bị một số hộ dân lấn chiếm    Ảnh: K.N

Người dân quanh khu vực cho biết, trước thực trạng trên, UBND phường Thanh Xuân Trung đã nhiều lần phối hợp với các cơ quan chức năng của quận giải tỏa những hộ xây dựng trái phép, nhưng sau đó tình trạng này lại tái diễn. Đến nay, tình trạng lấn chiếm di tích vẫn tồn tại.

Di tích quốc gia bị lấn chiếm nghiêm trọng ảnh 2 Nhà lấn chiếm vây quanh đền chính gò Đống Thây     Ảnh: K.N  

Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung xác nhận việc gò Đống Thây bị lấn chiếm trong nhiều năm qua, nay địa phương luôn tăng cường kiểm soát để ngăn chặn tình trạng này. Một cán bộ UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết thêm: Một số ngôi nhà ở gần gò Đống Thây lấn chiếm đã lâu, có gia đình ở từ năm 1975 nên việc dỡ bỏ không đơn giản. Hiện địa phương luôn giám sát không cho những ngôi nhà này xây dựng kiên cố, để khi cần sẽ đỡ khó khăn hơn trong việc xử lý.  

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.