Đổi mới thi Ngữ văn tốt ngiệp phổ thông: Hay nhưng có hiệu quả?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Chỉ gần hai tháng nữa là diễn ra kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2013 – 2014, Bộ GD&ĐT quyết định thay đổi cả về thời gian và cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn, khiến không ít học sinh, và thầy cô giáo hoang mang.

Theo dự kiến, thời gian làm bài môn thi Ngữ Văn 120 phút, tổng điểm tính theo thang 20, bao gồm: Năng lực đọc hiểu (6/20), Năng lực viết (14/20). Đề thi mang tính phân loại học sinh cao, phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh và tránh lối chép lại văn mẫu…

Tin, bài, ảnh, video cộng tác của bạn đọc, xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn

Quả là dạng đề thi mở, rất hay và có lẽ cũng sẽ gây được nhiều hứng thú cho học sinh. Nhưng đó là nói trên lí thuyết, còn khi thực hiện sẽ ra sao? Liệu có kịp để thầy cô thay đổi cách giảng dạy và học sinh đổi mới tư duy của mình?

Cách dạy văn xưa nay vẫn là thầy cô định hướng cho học sinh cách làm bài này như thế nào, dạng đề này cần phân tích ra sao. Thậm chí, còn có thể đọc chép và yêu cầu học sinh về học thuộc theo bài của mình để khi đi thi chỉ việc chép lại.

Về phía học sinh, suốt 12 năm qua được học một kiểu, bây giờ ra đề thi khác, chắc chắn không tránh khỏi tình trạng lo lắng.

Lối đề mở cho phép mở rộng kiến thức sách giáo khoa và đề không còn tính khuôn mẫu như trước quả thực là rất lí tưởng. Tuy nhiên, các em vốn đã quen cách dạy và học truyền thống. Bây giờ áp dụng dạng đề mới này, liệu có tự “bơi” nổi ngay không.

Không chỉ học sinh, giáo viên “sốc” với kiểu đề thi mới này, người chấm thi cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc của mình. Bởi việc ra đề mở dễ hơn việc ra một hướng dẫn chấm đề mở.

Đề mở phát huy tối đa cách sáng tạo của học sinh, tôn trọng suy nghĩ và tình cảm của học sinh. Nhưng có chắc chắn giữa giáo viên chấm và học sinh làm bài sẽ không có sự bất đồng về quan điểm? Khi đó, sẽ giải quyết khâu chấm thế nào? Học sinh có bị thiệt?

120 phút làm bài quả thực rất khó để đánh giá hết năng lực của học sinh. Đối với các em có học lực khá sẽ không sao, nhưng em học lực trung bình và thấp hơn thì quả không đơn giản.

Thực trạng cho thấy học sinh đang dần ít mặn mà với Ngữ văn. Môn Văn chỉ là một môn thi bắt buộc, vì thế các em học theo kiểu đối phó, đủ điểm qua là một niềm vui lớn. Chính vì thế mà thay đổi đề thi trong thời gian nước rút này của Bộ sẽ gây khó khăn cho các em.

Nền giáo dục Việt Nam thực sự đang rất cần sự đổi mới. Tuy nhiên, mọi việc làm cần tiến hành theo từng bước sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Việc thay đổi cấu trúc đề thi của môn Ngữ Văn là điều nên làm, nhưng sẽ không phải bây giờ.

Nên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy trước, rồi hãy áp dụng vào việc thi cử thì sẽ hiệu quả hơn.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Trần Văn Hiếu

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.