Đồng Nai: Dự án dở dang, tai nạn giao thông rình rập

Đồng Nai: Dự án dở dang, tai nạn giao thông rình rập
TP - Tuyến QL 1A đoạn chạy qua TPBiên Hòa dài khoảng 12 km, nhưng trong năm 2006 đã xảy ra 59 vụ tai nạn giao thông, làm chết 54 người và bị thương 9 người.
Đồng Nai: Dự án dở dang, tai nạn giao thông rình rập ảnh 1
Xe tải nườm nượp qua đường nội đô TP Biên Hòa vì chưa có đường tránh

Theo Ban ATGT tỉnh Đồng Nai,  nơi đây xảy ra  số vụ TNGT cao nhất  so với các đoạn tuyến QL 1A chạy qua các địa phương khác trong tỉnh. Chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng đã thấy hiểm họa này từ lâu và có dự án làm đường tránh cách đây 5 năm.

Thế nhưng, dự án này vẫn cứ treo trên giấy, do những “ưu ái” khó hiểu của các cấp trong tỉnh dành cho một nhà đầu tư không đủ khả năng tài chính!

Ngày 17/12/2002, Bộ GTVT phê duyệt tuyến QL 1A tránh Biên Hòa có chiều dài 17,46 km, điểm đầu ở Quốc lộ 1A khu vực nhà thờ Trà Cổ (Trảng Bom) và điểm cuối tại khu vực ngã ba Vũng Tàu.

Tổng mức đầu tư cho dự án vào năm 2002 là 391 tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT đầu tư 253 tỷ đồng cho chi phí xây lắp, tỉnh đầu tư 138 tỷ đồng cho chi phí giải phóng mặt bằng, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng và cây xanh.

Ngày 17/6/2003, dự án này được Chính phủ chấp thuận đề nghị của Bộ GTVT và UBND tỉnh cho phép khởi công xây dựng tuyến đường bằng nguồn vốn do tỉnh ứng trước và chịu lãi suất. Chuyện trên giấy là thế nhưng cả Bộ GTVT lẫn tỉnh đều không có tiền để thực hiện dự án (!?).

Hai năm sau, ngày 6/5/2005, UBND tỉnh Đồng Nai  trình Thủ tướng cho phép đầu tư đường tránh theo hình thức B.O.T (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trong nước và được bố trí trạm thu phí trên QL 1A khi vào đường tránh và được Chính phủ chấp nhận.

Ngày 15/8/2005, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo hai Sở: Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) và GTVT tiến hành lựa chọn doanh nghiệp B.O.T  đề xuất lên tỉnh. Điều khó hiểu là khi có chủ trương, các ngành chức năng không kêu gọi các nhà đầu tư để đấu thầu dự án mà chỉ duy nhất một liên danh gồm hai công ty: Đồng Tân và Cường Thuận có thông tin và nộp đơn xin đầu tư dự án.

Càng khó hiểu hơn nữa, khi tại cuộc họp xét đề nghị đầu tư của liên danh Đồng Tân - Cường Thuận vào ngày 24/10/2005, liên danh này đã không chứng minh được nguồn vốn cần có là  30% tổng vốn đầu tư cho dự án ( tức 120 tỷ/400 tỷ) theo quy định, để đối ứng dự án B.O.T.

Không đủ năng lực tài chính nhưng UBND tỉnh vẫn chấp thuận cho liên danh này được đầu tư dự án. Do yếu kém năng lực nên nhùng nhằng mãi đến hai năm sau, vào ngày 15/12/2006, liên danh này chỉ mới hoàn tất được hồ sơ giới thiệu địa điểm tuyến đường để lập và phê duyệt dự án; chưa hoàn thành được hồ sơ đánh giá tác động môi trường cũng như phương án thu phí...

Dư luận đang thắc mắc, vì sao các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai lại đã quá “ưu ái” cho liên danh Đồng Tân - Cường Thuận,  để liên doanh này treo dự án 5 năm trời, mặc cho hiểm họa giao thông cũng treo lơ lửng từng ngày trên tuyến đường đông đúc dân cư ở Biên Hòa.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.