Đóng quỹ lớp nhiều, con tôi còn bị bắt nuôi... lợn nhựa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Là phụ huynh học sinh học trường cấp 1 trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội, tôi không khỏi bức xúc trước tình trạng học hành và sinh hoạt của con em mình mà phải viết một vài dòng. Ngoài quỹ lớp 52 triệu đồng một năm, các cháu còn phải... nuôi lợn nhựa để cuối năm liên hoan.

Quan điểm của bạn về vấn đề này, xin gửi ý kiến về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn

Tuy nơi con tôi học nằm trong top trường điểm của quận, nhưng chúng tôi vẫn tự nhận mình là trường quê vì đơn giản chúng tôi nằm xa trung tâm thành phố… Nhưng thú thật về mấy khoản quỹ lớp hay kêu gọi ủng hộ thì trường này... nhất. Mấy cô chủ nhiệm cứ gọi là nở mày nở mặt mỗi khi được tuyên dương.

Không biết trường của các cháu khác đóng bao nhiêu tiền quỹ lớp 1 năm chứ riêng cháu nhà tôi là 1 triệu đồng quỹ lớp (chưa kể các khoản lặt vặt). Sĩ số lớp 52 cháu, tính ra 52 triệu đồng/năm, chả biết tiêu gì cho hết số tiền ấy mà cuối kỳ tặng cho cháu đc có vài quyển vở cho học sinh giỏi. Mấy đồng nghiệp tôi làm cũng thấy mức quỹ lớp 1triệu đồng/năm là khá cao so với những trường “phố”.

Chưa hết, các cháu còn… được cô giáo chủ nhiệm (hiệu trưởng hướng dấn trước sân trường ) hướng dấn cách… nuôi lợn nhựa. Cô giáo chủ nhiệm bảo: “tôi phải bỏ tiền túi ra để mua lợn nhữa” để các con mỗi ngày… cho lợn ăn .

Mỗi cháu sẽ tùy tâm cho lợn ăn, nhưng ít nhất là 10.000đồng. Các cháu về nhà xin, chúng tôi thấy vô lý nên không cho thì các cháu khóc mếu bảo “bạn nào cũng cho lợn ăn”.

Có lần, cháu nhà tôi về kể: “Bạn T hôm nay được mẹ cho 15.000 ăn sáng, bạn ấy ăn 5.000, để lại 10.000 nuôi lợn”. Các cô lấy lý do “nuôi lợn để cuối năm lấy tiền đấy liên hoan”.

Theo tôi, 52 triệu đồng quỹ lớp đã đủ lắm rồi. Năm trước cháu nhà tôi cũng nuôi lợn, sau khi hết năm, con lợn ấy cô giáo chủ nhiệm cầm. Năm nay trường lại tổ chức phong trào nuôi lợn, tôi thật bức xúc hết chỗ nói.

Thêm vấn đề nữa, trường con nhà tôi vẫn học thêm bình thường. Tất nhiên tôi không dám nói là bắt buộc nhưngcác cháu về bảo “ai cũng học mẹ ạ, con không học thì sợ cô lắm”.

Cả ngày cháu học , tan học khoảng 16h10, các cháu sẽ học thêm từ lúc đấy cho đến khoảng hơn 17h. Cháu nhà tôi nói, cô giao bài nhưng không chữa, có hôm còn cho các con làm bài rồi cô… có việc.

Còn chưa đầy 2 tháng nữa các cháu nghỉ hè, nhà trường vẫn tạo điều kiện cho các cháu học võ trong 2 tháng cuối. Sau giờ học, các con ở lại học võ, một tuần học 1 - 2 buổi không cố định.

Tôi xin phép không bàn đến tiền học võ vì nó không đáng bao nhiêu, nhưng vấn đề chính là tôi không chấp nhận đươc các yêu sách của nhà trường như thế.

Các cháu bây giờ, với khối lượng kiến thức phải học quá nhiều, võ vẽ theo tôi không cần thiết. Về phía cháu nhà tôi, đến nay tôi vẫn không cho cháu học võ vì thấy quá vô lý, nhưng cô giao thì lại "lùa" tất cả các cháu xuống phòng tập. Được khoảng 10 phút, thầy giáo cho các cháu nghỉ giải lao. Sau đó, các cháu tự đeo ba lô lên đi về, giáo viên cũng không có ý kiến gì cả.

Theo như cháu về nói, ai không học võ phải viết đơn. Trần đời, tôi chỉ thấy xin đi học thì viết đơn chứ chưa thấy việc không đi học cũng phải viết đơn. Đến khi tôi viết thì cô lại bảo quá hạn, không nhận và bắt cháu đi học.

Tuy là cuối năm rồi nhưng tôi vẫn không khỏi bức xúc mà phải viết những điều này ra đấy.

* Bài viết thể hiện bức xúc và quan điểm của một phụ huynh có con học cấp một ở Hà Nội.

Một phụ huynh

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.