Đường 19-12 rất rẻ so với đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa

Đường 19-12 rất rẻ so với đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa
TPO - Hà Nội vốn đã rất chật, có cơ hội để mở thêm một con đường 19-12, lại rất rẻ nếu so với con đường "đắt nhất hành tinh" Kim Liên - Ô Chợ Dừa, thì sao lại cứ phải băn khoăn so sánh một chút lợi trước mắt ? 

>> Giá thuê đất chưa đầy 1USD/m2/tháng

Đường 19-12 rất rẻ so với đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa ảnh 1
Chợ 19/12, vốn trước đây là một con đường, đang khẩn trương giải tỏa để xây cao ốc.  Ảnh: Phạm Yên

Ngay cả khi Hà Nội chưa mở rộng, tôi nghĩ chủ trương của Đảng và Nhà nước vẫn ưu tiên di dân tự nguyện ra các khu đô thị xung quanh. Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị với môi trường sống, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng cao, không gian rộng, hiện đại nhằm thu hút một lượng lớn dân cư về đây sinh sống.

Điều này làm giảm áp lực cho nội thành, đó cũng là cơ hội để có thể dần dần quy hoạch Hà Nội vừa mang tính dân tộc cổ kính (khu vực nội thành và phố cổ), vừa mang tính hiện đại (khu vực đô thị mới).

Trung tâm thương mại ấy, nếu được xây ngoài Từ Liêm, Hoàng Mai hay thậm chí Hà Đông chắc sẽ rẻ hơn nhiều, có thể xây được một vài cái. Bây giờ chưa đắt khách tthuê nhưng liệu vài ba năm nữa, muốn xây tại đó có còn dễ nữa không?

Một người Hà Nội, Email: vietngoc141@yahoo.com

Họ rất yêu Hà Nội ?

Tôi chắc rằng những người phê duyệt dự án này rất yêu Hà Nội. Chả thế mà họ lại tận dụng từng mét vuông đất để làm giàu cho Thủ đô?! Thời buổi bây giờ tấc đất tấc vàng, khu đất chợ 19-12 lại đẹp như thế, tiện lợi như thế, không xây cái gì đó thì thật là "phí của giời".

Mà xây gì thì có lợi nhất? Các cụ bảo "phi thương bất phú" cũng có nghĩa là "hữu thương hữu phú". Vậy xây ở đó một khu thương mại cao tầng là quá chuẩn.

Họ cũng thương dân Thủ đô lắm. Bây giờ nhiều người lắm tiền, nhu cầu mua sắm cao. Mấy địa điểm cũ chắc chưa đáp ứng được nhu cầu đó nên vì thương dân, cho xây thêm một cao ốc mua bán những hai toà nhà - 17 tầng và 7 tầng vị chi là 24 tầng. Tha hồ buôn bán nhé. Việc đó còn chứng tỏ có tầm nhìn xa vì nhu cầu mua bán còn tăng dài dài.

Có người bảo sao không xây ở vùng đất mới mở rộng? Xây ở đó thì ít khách hơn hẳn xây trong khu phố cổ chứ. Và như vậy sẽ nhanh chóng thu được bộn tiền cho các nhu cầu của dân Thủ đô. Còn lịch sử ư? cứ làm một bia tưởng niệm nho nhỏ là được rồi chứ gì?

ngoc son, Email: sonhuong43@yahoo.com.vn

Thiếu trách nhiệm với quá khứ và tương lai ?

Tất cả những gì cần nói thì mọi người đã nói quá nhiều rồi. Điều cốt yếu tôi thấy không phải vì các cơ quan hay cá nhân có trách nhiệm không có hiểu biết về xây dựng hay về kiến trúc mà họ hay quên đi trách nhiệm của mình về lịch sử của dân tộc.

Nói ra thì lại bảo hay quan trọng vấn đề, nhưng quả thật đọc xong những bài báo đã đăng chúng tôi những người đã lớn tuổi lại thấy ngượng ngùng thay cho cách nghĩ, cách làm vừa thiếu trách nhiệm với quá khứ, vừa thiếu trách nhiệm với tương lai như vậy.

Hãy làm một viêc có ích cho Thế hệ trẻ để mai sau thế hệ chúng ta không phải ân hận.

nguyen truong son, Email: hoasibutsat@yahoo.com

Thủ đô đã có công trình nào xứng đáng để kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến chưa?

Tôi biết cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội qua hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và của trung tướng Vương Thừa Vũ. Tôi luôn có mong muốn sẽ được thăm lại những con đường, những ngõ hẻm ... mà quân dân thủ đô sống mái với quân thù.

Có lần, tôi mơ thấy mình tham gia bảo vệ Hà Nội và rơi lệ khi thủ đô "lửa đỏ rực trời". Đó là tình cảm của người con miền Nam với Hà Nội . Quyết định của UBND Hà Nội có quá vội vã không? Hà Nội-thủ đô văn hóa, thủ đô tâm linh của người Việt cũng cần có nơi kỷ niệm xứng đáng như tượng đài Mẹ tổ quốc trên đồi Mamaiep.

Cao Hà

Nên cố gắng giữ những chứng tích của lịch sử

Lịch sử là những gì đã qua, những chứng tích của lịch sử ngày càng mai một. Chúng ta đang bằng sức người đấu tranh với thiên nhiên, chống lại sự mai một do thời gian để giữ lại những dấu ấn của lịch sử.

Mặt khác chúng ta còn phải đấu tranh với những tham vọng vật chất tầm thường của con người để bảo vệ những giá trị của lịch sử.

Thủ đô cần phải giữ lại những chứng tích lịch sử vô cùng quý giá đó, những cái mà không bao giờ có thể làm lại được. Nhà cao tầng và khu thương mại xây đâu cũng được, sao lại cứ phải hất bỏ lịch sử đi để đổi lấy cái giá trị rẻ mạt ấy?

Le Thi Lai, Email: lethilai@yahoo.com

Một việc liên quan tới lịch sử oai hùng của Thủ đô, của cả nước như vậy mà Lãnh đạo TP.Hà Nội tự quyết định sao? Tôi đề nghị Hà Nội nên trưng cầu dân ý việc này. Tôi không đồng ý xây TTTM tại đó. Hãy trả lại con đường phố đó như xưa, hoặc có muốn cải tạo cho đẹp thì cũng chỉ nên biến diện tích đó thành vườn hoa công viên được trang điểm các chứng tích lịch sử.

Hà Nội mở rộng cả Hà Tây cũ rồi, thiếu gì đất để xây TTTM, mà cứ phải xà xẻo chút ít dấu tích lịch sử hiếm hoi con lại đó của con cháu?

DucLe, Email: Minhduc@yahoo.com

Lấy đường làm siêu thị một nghịch lý ở thủ đô Hà nội

Chúng ta nên đặt lại vấn đề tại sao phải mở rộng Hà nội? Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy trung tâm Hà nội bây giờ đông thế nào, chúng ta có thể nhìn lại quy hoạch Hà nội thời Pháp thuộc với rất ít những phương tiện mà thành phố Hà nội đã được quy hoạch những đường phố to và đẹp.

Còn sau gần một thế kỷ với tốc độ phát triển các phương tiện giao thông như vũ bão thì chúng ta lại lấy đường làm siêu thị, khi nhìn nhận một vấn đề đơn giản như vậy thì một em học sinh lớp 2 cũng có thể nghĩ chúng ta nên làm đường hay mở thêm TT thương mại.

Cùng với việc mở thêm những tuyến phố mới bao nhiêu ngôi nhà phải nhường cho việc mở đường thì ở đây chúng ta lại lấp đường để làm siêu thị.

Chính phủ đang cố gắng làm cho Hà nội đẹp hơn, sạch hơn ... thì việc xây dựng một TT thương mại trên nên một con đường là rất phản cảm và không thể chấp nhận.

Cao Thanh Việt, Email: caothanhviet039@yahoo.com.vn

Vi phạm quy hoạch phát triển của Hà nội tới năm 2020

Năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch kiến trúc phát triển Thủ đô Hà nội tới năm 2020. Bản Quy hoạch kiến trúc này cho tới nay vẫn còn hiệu lực, trong đó quy định từ đường vành đai 1 vào trung tâm thành phố là khu vực "hạn chế phát triển" và sẽ không có các nhà cao tầng tại khu trung tâm thành phố này.

Theo tôi, trong khu vực trung tâm chỉ được xây dựng theo kiểu bảo tồn các cảnh quan kiến trúc hiện có hoặc khi di dời các nhà máy, xí nghiệp ra ngoại thành thì chỉ xây các công trình thấp tầng trừ những trường hợp đặc biệt như khu tập thể Nguyễn Công Trứ...để đủ kinh phí đền bù cho dân.

Việc Thành phố Hà nội phê duyệt DA xây dựng Trung tâm thương mại cao 17 tầng tại khu vực chợ tạm 19-12 là vi phạm Bản Quy hoạch đã được Chính phủ Phê duyệt và lẽ đương nhiên khi đã phát hiện sai phạm thì DA phải bị huỷ bỏ và các cấp phê duyệt DA này phải chịu trách nhiệm.

Ý kiến của tôi việc đầu tiên là phải huỷ DA này còn việc XD lại tuyến phố 19- 12 hay là công viên thì tuỳ thuộc ý kiến đông đảo nhân dân. Một quy hoạch nóng như vậy Sở Quy Hoạch Kiến trúc phải công bố từ nhiều năm trước cho nhân dân Thủ đô được biết.

Ngọc Hà , Email: nhasachlenghia@yahoo.com.vn

Theo tôi nên để chợ 19/12 thành vườn hoa , giải toả những hộ dân nằm trong khuôn viên Toà án nhằm tạo ra sự trang nghiêm , quyền lực của nơi biểu tượng cho Công lý Việt Nam .

Đã quá nhiều khu cao tầng mọc lên trên 2 dãy phố Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng làm phá vỡ kiến trúc Hà nội. Nếu làm đường mà không giải toả những nhà dân trong khuôn viên Toà , e rằng lại tạo ra một dãy phố kinh doanh luôm nhuôm....

>> Tiếp tục cập nhật

MỚI - NÓNG