Hai bên cùng kêu khổ

Hai bên cùng kêu khổ
TP - Mức phí ở 2 trạm thu phí Nam Hải Vân và Hòa Phước (Đà Nẵng) cao hơn so với các trạm khác trên QL 1A đến nay vẫn khiến nhiều chủ doanh nghiệp (DN) vận tải ấm ức. Tuy nhiên, theo đơn vị quản lý, nếu thu với mức giá bình thường, họ không đủ bù lỗ…
Hai bên cùng kêu khổ ảnh 1
Trạm thu phí Hòa Phước. Ảnh: Nam Cường


Ông Phạm Hoàn - Phó GĐ Cty Thương mại và Giao nhận quốc tế (DaNatrans KCN Hòa Cầm), cho rằng, chỉ trên một tuyến đường ngắn, chưa đầy 30km nhưng TP Đà Nẵng có đến hai trạm thu phí đã là một khó khăn cho các DN.

"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn vui vẻ nếu như mức phí ở hai trạm này không quá cao so với các trạm khác trên QL 1A" - Ông Hoàn nói.

Cũng theo ông Hoàn, DN của ông có trên 50 xe đầu kéo, chuyên chở container, chủ yếu chở hàng may mặc đi Tam Kỳ (Quảng Nam) hoặc qua cảng Tiên Sa. Từ khi trạm thu phí Liên Chiểu bị dỡ bỏ, dời về Hòa Phước, DN của ông chịu thiệt trên dưới 10 triệu đồng/tháng.

Hai bên cùng kêu khổ ảnh 2Đến bây giờ Sở GTVT Đà Nẵng vẫn chưa nhận được văn bản chính thức nào của các DN vận tải hay Hiệp hội vận tải Đà Nẵng kiến nghị việc tăng 40% phí ở hai trạm Hòa Phước và Nam Hải Vân gây khó khăn về kinh tế cho họ. Trên thực tế, tôi cũng tìm hiểu và được biết việc tăng 40% giá vé ở hai trạm trên đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các DN. Nhưng các DN phải báo cáo họ lỗ bao nhiêu, khó khăn cụ thể thế nào để Sở có cơ sở kiến nghịHai bên cùng kêu khổ ảnh 3 - Ông Nguyễn Xuân Ba - Phó GĐ Sở GTVT Đà Nẵng

Tháng 11 - 2009, trạm thu phí Nam Hải Vân được bàn giao cho Cty Xây dựng công trình 545 (Cienco 5 - Đà Nẵng). Cũng thời điểm trên, Cty 545 được Bộ Giao thông Vận tải cho phép khai thác và quản lý trạm thu phí Hòa Phước nhằm hoàn vốn đoạn đường Hòa Cầm - Hòa Phước được đầu tư thi công theo hình thức BOT.

Tháng 5 - 2009, Bộ Tài chính có Thông tư 106 về việc thu phí qua 2 trạm Hòa Phước và Nam Hải Vân. Theo đó, mức thu tại trạm Nam Hải Vân và Hòa Phước lần lượt cao hơn 2 lần và 1,5 lần so với mức khởi điểm.

Được biết, mức thu mới cao hơn 40% so với mức thu cũ tại hai trạm này nhằm giúp doanh nghiệp chủ đầu tư đường BOT nhanh chóng thu hồi vốn trong 13 năm 8 tháng (kể từ ngày 1 - 11 - 2009).

Ngày 12 - 11 - 2009, ông Trần Viết Hòe - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Đà Nẵng đại diện cho hàng chục DN vận tải đã gửi đơn nhờ các bộ ngành cùng Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam can thiệp. Theo ông Hòe, chỉ tăng 10 - 20% tại trạm Hòa Phước và giữ nguyên mức giá cũ đối với trạm Nam Hải Vân là hợp lý.

Lý giải về việc phải thu phí cao, ông Thân Hóa - Giám đốc Cty xây dựng công trình 545 cho biết, nếu không thu như thế thì Cty không đủ tiền trả lãi ngân hàng số tiền đã vay để đầu tư cho đoạn đường mới Hòa Cầm - Hòa Phước theo hình thức BOT.

Theo ông Thân Hóa, trước khi làm đường QL1A đoạn Hòa Cầm - Hòa Phước theo dạng BOT, đơn vị chủ đầu tư đã có sự thống nhất cao của các bộ ban ngành cho phép thu phí cao hơn các trạm khác.

Theo tính toán của ông Hóa, với hơn 500 tỷ đồng vay ngân hàng, mỗi tháng Cty ông phải trả gần 4 tỷ đồng lãi. Với mức thu hiện nay, trạm Hòa Phước thu khoảng 150 triệu đồng/ngày, còn trạm Nam Hải Vân thu 70 - 80 triệu đồng/ngày.

Thu mức phí cũ mỗi tháng chưa được 4 tỷ đồng, rồi khó có thể đủ trả lãi ngân hàng, nói chi đến chuyện trả lương, thưởng công nhân tại 2 trạm.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...