Hàng trăm hộ dân sống cùng bụi đá

Con đường trắng xóa bụi đá vì hàng ngàn lượt xe chạy qua mỗi ngày
Con đường trắng xóa bụi đá vì hàng ngàn lượt xe chạy qua mỗi ngày
TP - Hàng trăm hộ dân ở xã Thường Tân (Tân Uyên, Bình Dương) đang lâm vào cảnh đi không được, ở cũng không xong, ngày đêm nơm nớp lo sợ vì hơn chục mỏ đá và công ty khai thác đá trên địa bàn hoạt động suốt ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Con đường trắng xóa bụi đá vì hàng ngàn lượt xe chạy qua mỗi ngày
Con đường trắng xóa bụi đá vì hàng ngàn lượt xe chạy qua mỗi ngày.

Làng chết

Con đường ĐT 746 đi vào xã Thường Tân phủ một màu trắng xóa. Cây cối, vườn tược, quán xá hai bên đường đều ken đặc bụi. Hàng ngàn lượt xe tải, xe ben chở đá qua về, cày con đường thành vô số ổ voi, ổ gà và những đám bụi bốc lên dày đặc.

Ông Nguyễn Đức Sự, ở ấp 3, nói: “Chú coi đó, bụi phủ khắp mọi nơi. Nhà tôi trồng gần chục sào bưởi giờ chết hết cả, hoa bưởi bị bụi đá bám vào có ra trái được đâu. Trong nhà thì ở đâu cũng có một lớp bụi dày, đến bữa cơm cũng không được yên…”.

Năm 2009, UBND xã yêu cầu các doanh nghiệp khai thác đá phải bồi thường thiệt hại về sản xuất nông nghiệp cho nông dân. “Mỗi năm sản xuất 3 vụ, nhưng từ khi bị bụi đá vây kín, chúng tôi chỉ sản xuất được 2 vụ chính. Hạt lúa lép, xay ra có lẫn màu đỏ vì lúc cây lúa ngậm sương, bụi bám đặc trên thân cây. Gạo mang đi bán thì người ta không mua, vì vậy tôi phải mua gạo trắng về trộn lẫn để ăn, mặc dù cũng lo gạo độc nhưng không lẽ mang đi đổ?

Đền bù cũng chỉ cho có, trong khi với các cây lâu năm, cây công nghiệp thì người ta ngó lơ, hỏi thì người ta bảo là khó đánh giá tác động ô nhiễm đối với các loại cây này. Không biết khó ra sao chứ nhiều bà con trồng cây lên rồi chết, kiến nghị mãi cũng không được nên bán tống bán tháo đất luôn cho… công ty. Trước kia vùng này đất đai, cây cối trù phú, giờ nhìn đâu cũng toàn đá và bụi”, chị Lan, người dân ở ấp 3 cho biết.

Bao giờ dân được đền bù thiệt hại?

Đúng 11 giờ 40, những tiếng nổ lớn ầm ầm vang rền liên tiếp, rung chuyển căn nhà, bụi đá mù mịt bay khắp nơi, đá dăm văng tán loạn kêu lóc cóc trên mái nhà. Căn nhà chị Nguyễn Thị Thanh Hồng được xây khang trang, cao ráo nhưng chằng chịt vết nứt, nhiều nơi nứt toác lỗ chỗ. “Nhà tôi xây năm 2004, nhưng 3 năm trở lại đây nó bắt đầu nứt mạnh. Thậm chí mỗi lần xe tải chạy ngang là có thể cảm thấy chỗ mình ngồi rung lên”, chị Hồng nói.

Hạt lúa lép, xay ra có lẫn màu đỏ vì lúc cây lúa ngậm sương, bụi bám đặc trên thân cây. 

Được biết, tuyến đường tỉnh ĐT 746 là cung đường huyết mạch vận chuyển đá từ Tân Uyên đi Biên Hòa, TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Còn diện tích mặt bằng các doanh nghiệp đang khai thác đá rộng khoảng 170 ha. Những ngày cuối năm, giá vật liệu tăng cao nên tình hình khai thác diễn ra ngày càng chóng mặt. Các mỏ đá hoạt động từ 3 giờ sáng cho đến 20 giờ mỗi ngày.

Mỗi ngày có khoảng hơn 2.000 lượt xe ra vào các mỏ đá. Với lượng xe lớn như vậy, con đường ĐT 746 hiện đã xuống cấp trầm trọng. Năm 2008, UBND xã họp và yêu cầu các doanh nghiệp chi tiền sửa chữa đường sá. Nhưng do chưa đánh giá được mức độ gây thiệt hại nên việc góp vốn làm đường bị treo đến nay.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Thường Tân nói: “Chúng tôi nhận được rất nhiều đơn thư của bà con phản ánh về tình trạng nhà cửa nứt đổ do nổ mìn và đã lập đoàn kiểm tra để báo cáo lên tỉnh. Mỗi lần tiếp xúc cử tri, bà con cũng rất bức xúc với tình trạng trên. Xã sẽ làm việc với các doanh nghiệp để tìm cách đền bù, khắc phục thiệt hại cho những hộ bị ảnh hưởng và kiến nghị lên cấp trên để giải quyết sự việc”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.