Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’

Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’
TPO - Nằm trong khuôn khổ hoạt động của Festival Huế lần thứ 8 với chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển", tối 30/4, trong không gian của bến đò Cồn Tộc, trên phá Tam Giang ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ 3 (30/4 đến 2/5) khai mạc.

Tin, bài, ảnh, video cộng tác của bạn đọc, xin gửi về email: online@tienphong.vn

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4; ngày Quốc tế lao động 1/5; kỷ niệm 124 năm ngày sinh nhật Bác; chào mừng thành công của Festival Huế 2014; đồng thời cũng là dịp để quảng bá rộng rãi với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng kinh tế, văn hóa, du lịch của vùng đất Quảng Điền, tỉnh TT-Huế.

Tam Giang - Cầu Hai là hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, nằm cách thành phố Huế khoảng 15km.

Với diện tích khoảng 52km2, phá Tam Giang trải dài trên địa phận 3 huyện: Quảng Điền, Phong Điền và Hương Trà, bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa Thuận An và thông với biển đông bằng cửa biển Thuận An.

Cứ hai năm một lần, lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lại được tổ chức tại bến đò Cồn Tộc xã Quảng Lợi và thôn Bác Vọng Đông xã Quảng Phú nhằm tôn vinh những giá trị cảnh quan về đa dạng sinh học và đời sống của người dân vùng đầm phá Tam Giang.

Trước lễ khai mạc, sáng 30/4, một hoạt động trong chương trình lễ hội “Sóng nước Tam Giang” năm nay là Lễ tế Bà Tơ - lễ hội truyền thống của cư dân vùng sông nước Quảng Điền đã được tổ chức để tưởng nhớ người phụ nữ họ Trần ở làng Bác Vọng, đã có công cứu chúa Nguyễn thoát nguy trong một lần vượt phá Tam Giang….

Lễ tế diễn ra trong khoảng 60 phút với nghi thức đậm nét văn hóa dân gian của cư dân vùng sông nước. Một cuộc đua thuyền ngay sau đó cũng đã được điễn ra sôi nổi, hào hứng ở ngay ngã ba sông Bồ bên bến đò Quai Vạc.

Trên sân khấu nổi đặt trên mặt nước phá Tam Giang, chương trình nghệ thuật đêm khai mạc được dàn dựng hết sức công phu, đặc sắc. Hàng trăm diễn viên, sinh viên đến từ Học viện Âm nhạc Huế cùng các nghệ sỹ, ca sỹ đến từ thủ đô Hà Nội và TPHCM như: Thanh Lam, Ngọc Khuê, Khánh Linh, Nam Khánh, Thùy Chi, Phạm Trưởng, Hồ Quang Hiếu, Quang Hà, Lý Hải…, cống hiến cho khán giả những tiết mục nghệ thuật đặc sắc ca ngợi quê hương đất nước, con người và đặc trưng văn hóa vùng đất đầm phá ven biển Quảng Điền - nơi gắn với lịch sử trị thủy và khai phá đầm phá Tam Giang nổi tiếng thế giới.

Với thông điệp bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa của vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, chương trình nghệ thuật khai mạc kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ đã đem đến cho khán giả nhiều tiết mục ngợi ca vẻ đẹp quê hương, đất nước, của vùng đất Quảng Điền giàu truyền thống lịch sử cách mạng.

“Bài ca thống nhất” một lần nữa được vang lên hào hùng, tha thiết qua giọng hát của ca sĩ Bạch Trà và dàn Hợp xướng cùng tốp múa Học viện âm nhạc Huế. Khán giả như cảm nhận được những tình cảm của Hồ Chí Minh dành trọn vẹn cho đồng bào miền Nam, bởi trong đó là kỷ niệm của một thời trai trẻ ra đi tìm đường cứu nước, là tiếng hát ru của Mẹ bên dòng Hương, là tiếng giảng bài của Cha trong đêm trăng Nam bộ, là ý chí và khát vọng độc lập tự do của dân tộc.

Đất nước thống nhất, hình ảnh quê hương Việt Nam, của miền trung mến thương, của Cố đô yên bình, của Quảng Điền anh dũng, của Tam Giang thơ mộng...như được hiện ra rõ hơn, gần gũi hơn bao giờ hết trong những ca từ mượt mà, sâu lắng của các bài hát: Quê tôi, Mái đình làng biển, Những ánh sao đêm, Bát ngát quê hương, Thương lắm miền Trung, Ngược dòng Hương Giang, Khúc tình Huế, Đưa anh về Tam Giang, Nắng mưa Quảng Điền...

Từ ký ức hôm qua, trong khát vọng ngày mai, khán giả tiếp tục lắng đọng với bài hát “Quảng Điền mến thương”. Hình ảnh “những nụ cười rạng rỡ trên môi, đồng xanh xanh biển cả mênh mông... vang khúc hát thanh bình” như mời gọi du khách về với mảnh đất Quảng Điền mến thương.

Đây cũng là tiết mục khép lại chương trình khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang đầy màu sắc với những hình ảnh ca ngợi quê hương đất nước, thể hiện những tình cảm của đất và người Quảng Điền, đó là đoàn kết một lòng, thủy chung son sắt cùng bạn bè hướng tới tương lai.

Sau chương trình khai mạc, trong khuôn khổ Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: Hội chợ thương mại ẩm thực; Hội trại thanh niên; biểu diễn thả diều; đua ghe câu trên phá, cùng nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của vùng quê sông nước Quảng Điền như: chơm cá, bắt vịt, đạp trìa, đi cầu tre…

Đặc biệt, “điểm sáng” của lễ hội Sóng nước Tam Giang lần này là Đêm lửa trại tổ chức vào tối 1/5, giữa mênh mang sóng nước Tam Giang, dưới ánh lửa bập bùng sẽ vang lên những làn điệu dân ca, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy với giọng ca ngọt ngào của những đôi “trai tài, gái sắc” hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm và cảm giác mới lạ.

Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 1

Toàn cảnh sân khấu khai mạc lễ hội “Sóng nước Tam Giang”- ảnh Hiếu Trương

Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 2
Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 3
Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 4 Hợp xướng “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” đã mở màn chào mừng chương trình khai mạc- ảnh Hiếu Trương
Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 5
Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 6 Khát vọng của thế hệ trẻ trong “Bài ca thống nhất”- ảnh Vũ Phạm
Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 7

Nét đẹp quê hương Quảng Điền được ca sĩ Ngọc Khuê thể hiện qua ca khúc “Nắng mưa Quảng Điền”- ảnh Vũ Phạm

Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 8 Hoạt cảnh đời sống dân chài trên vùng đầm phá - ảnh Vũ Phạm
Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 9
Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 10

Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước- ảnh Vũ Phạm

Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 11

Lễ hội đua ghe trên sông Ô Lâu - một trong những hoạt động mở màn sôi nổi nhất tại “Sóng nước Tam Giang”- ảnh Vũ Phạm

Khai hội ‘Sóng nước Tam Giang’ ảnh 12
Kim Phụng
Thừa Thiên - Huế

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.