Khát khô bên những công trình nước

Nhà máy nước ở Tà Rê không đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn hộ dân A Lưới giữa mùa khô khát. Ảnh: Ngọc Văn
Nhà máy nước ở Tà Rê không đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn hộ dân A Lưới giữa mùa khô khát. Ảnh: Ngọc Văn
Hàng nghìn hộ dân A Lưới, tỉnh TT - Huế, đang chịu khô khát qua từng ngày hè vùng cao khắc nghiệt; trong khi, hàng loạt công trình cấp nước tại huyện miền núi này tiếp tục tê liệt do thiếu nguồn nước để vận hành.
Nhà máy nước ở Tà Rê không đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn hộ dân A Lưới giữa mùa khô khát. Ảnh: Ngọc Văn

Nhà máy nước ở Tà Rê không đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn hộ dân A Lưới giữa mùa khô khát. Ảnh: Ngọc Văn.

Suối Tà Rê (huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế), nơi đặt nhà máy nước sinh hoạt lớn của huyện A Lưới những ngày này đang bị cạn kiệt khiến cho việc cấp nước cho các hộ dân địa phương gặp nhiều khó khăn. Hơn 1.300 hộ dân trên địa bàn huyện A Lưới đã ký hợp đồng sử dụng nước nhà máy phải dài cổ chờ đợi. Hàng chục kilômét đường ống đã thi công, đấu nối vào mạng cấp nước của nhà máy đang bị bỏ phí.

Không có nước máy, dân nhiều xã vùng cao A Lưới tiếp tục xoay xở bằng cách cũ như gánh, xách, gùi, cõng nước từ bất cứ nguồn khe suối, giếng khơi, ao hồ nào có thể.

Nắng nóng, thiếu nguồn nước sinh hoạt, các cô giáo Trường Mầm non Hồng Bắc, huyện A Lưới cũng vất vả gấp bội. Cô giáo Hồ Thị Hòn cho biết, hằng ngày các cô vừa lo giữ trẻ, vừa thay nhau đi tìm nước suối, nước giếng, hứng nước mưa để dùng.

Ông Lê Minh Rói, Chủ tịch xã Hồng Bắc cho biết: “Cứ nắng nóng, tui lại lo cho hơn 100 cháu mầm non của xã bị bệnh, bị ngộ độc, do trường học thiếu nước sinh hoạt”. Ông Lê Quang Bảy, Chủ tịch UBND xã Hồng Kim: “Tôi nhiều lần tới nhà máy hỏi chuyện thiếu nước, họ chỉ lên huyện. Dân cũng từng chất vấn đại biểu HĐND huyện, nhưng tình trạng chưa được cải thiện”.

Nhiều công trình cấp nước đắp chiếu

Ông Dương Quang Êm, Giám đốc Cty cổ phần Cấp nước và Dịch vụ công ích A Lưới, cho biết: “Rừng đầu nguồn bị phá, hạn hán hoành hành, phương tiện kỹ thuật của nhà máy đã lạc hậu nên khả năng cấp nước rất hạn chế. Công trình vốn dĩ không đủ nước để cấp cho nhiều nơi, nay các dự án khác đầu tư hàng chục nghìn mét đường ống đấu nối vào nhà máy. Họ làm không bảo đảm kỹ thuật, có đến 1.500 mối nối, gây thất thoát nước rất lớn cho nhà máy, với hơn 48%”.

Theo ông Êm, với công suất khiêm tốn hiện nay, nhà máy chỉ ưu tiên cấp cho thị trấn A Lưới. Một số xã phụ cận như A Ngo, Hồng Thượng, Sơn Thủy, Hồng Kim… chỉ cấp luân phiên. Gọi là luân phiên, nhưng thật ra, một tháng hay 10 ngày nước mới được cấp về một lần để dân tích trữ, sau đó lại cắt.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết UBND huyện và Cty Xây dựng & Cấp nước tỉnh đã đi khảo sát xây dựng thêm nhà máy nước ở Khe Lớn (xã Sơn Thủy), công suất 1.000m3/ngày đêm nối vào mạng chung. Huyện tiếp tục tranh thủ các nguồn đầu tư nâng công suất Nhà máy nước ở Tà Rê lên khoảng 2.500- 3.000m3/ngày đêm, bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn để tăng cường khả năng giữ nước...”.

MỚI - NÓNG