Khi nào di chúc miệng có giá trị như di chúc bằng văn bản?

Khi nào di chúc miệng có giá trị như di chúc bằng văn bản?
TP - Bạn Lương Thị Tuyết (email.tuyetluong….biz) hỏi: Bố đẻ tôi khi còn sống tuyên bố bằng miệng trước cả gia đình sẽ nhượng quyền sử dụng cho tôi một nửa mảnh đất của ông đang ở. Tuy nhiên, nay bố tôi đã mất, gia đình lại không làm theo ý nguyện của ông. Xin hỏi như vậy đúng hay sai?

Sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia Vụ pháp luật Dân sự- Kinh tế ( Bộ Tư pháp), chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự thì trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng .

Tuy nhiên, sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ ( Điều 651- Bộ Luật Dân sự).

Như vậy có thể hiểu trường hợp trên của bố bạn là di chúc miệng. Nếu kể từ thời điểm bố bạn di chúc miệng đến khi ông mất là khoảng thời gian không quá 3 tháng thì việc gia đình bạn hiện nay không thực hiện theo ý chí của bố bạn là hoàn toàn sai luật.

Trong trường hợp ngược lại thì những người thuộc diện hưởng thừa kế trong gia dình bạn (nếu bố bạn không có di chúc bằng văn bản) thì tài sản phải chia theo diện “thừa kế theo pháp luật” như quy định của Bộ Luật Dân sự hiện hành.

Mọi thắc mắc đề nghị giải đáp xin gửi về:tienphongtraloi@gmail.com hoặc Ban Bạn đọc, Báo Tiền Phong-15, Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG