Một năm, tám tháng thiếu nước ăn

Một năm, tám tháng thiếu nước ăn
TP - Mười năm nay, hàng trăm người dân thôn Cao Lĩnh, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì (Hà Nội) phải sống trong cảnh khát nước sinh hoạt. Trung bình, mỗi năm 7-8 tháng thiếu nước ăn…
Một năm, tám tháng thiếu nước ăn ảnh 1
Giếng làng cũng trơ đáy

Bữa cơm trưa của vợ chồng anh Phùng Văn Thuyết (28 tuổi) không vui vì lo tối nay không biết lấy nước ở đâu mà dùng. Lật nắp giếng ở dưới nền nhà lên, thả bóng đèn xuống giếng soi, anh Thuyết than phiền: “Hôm nào trời mưa thì mới có nước để bơm, nhưng cũng chỉ được vài phút là trơ chõ”. 

Các hộ dân sống ở cạnh tỉnh lộ 92 cũng trong tình trạng khát nước. Nhà ông trưởng thôn Phùng Tiến Minh phải đào một cái giếng gần ruộng lúa để tích nước, rồi bơm vào giếng phía trong nhà dùng dần.

“Cả thôn hiện có 107 hộ, 545 khẩu, trong đó giếng khơi của 97% số hộ đều cạn kiệt, thiếu nước ăn… Ngay cả giếng làng ở vị trí dưới chân đồi cũng trơ đáy” - ông Minh nói.

Thôn Cao Lĩnh có nhiều hộ sống trên đồi cao, cách mực nước biển khoảng 300m, thuộc loại đất đá ong nên đào giếng rất khó khăn. Có một vài hộ khoan đến 28m mà vẫn không có nước.

Một năm, tám tháng thiếu nước ăn ảnh 2
Xe công nông chở nước sạch bán cho dân Cao Lĩnh ( Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội)

Nước sạch đi qua, dân chỉ biết nhìn…

Tình trạng “thiếu” nước ăn ở thôn Cao Lĩnh diễn ra liên tục khoảng 10 năm nay. “Năm nay thiếu nước trầm trọng nhất, từ tháng 9-2009 đến nay, người dân trong thôn phải đi gánh từng thùng nước ở làng bên về dùng, nhà nào có điều kiện thì mua nước, nhà khó khăn phải bơm nước ở kênh mương ngoài đồng về làm nước ăn.

Trong khi đó, có đường ống dẫn nước sạch chạy qua thôn đến trung tâm cai nghiện ở thôn bên cạnh mà chúng tôi chỉ biết nhìn… ”- một người dân bức xúc.

Ông Phùng Tiến Minh - Trưởng thôn Cao Lĩnh phân trần: “Cách đây 2 năm, khi biết có dự án dẫn nước sạch từ Sơn Tây về trung tâm cai nghiện 07 (thôn Quy Mông, xã Phú Sơn) chạy qua thôn, dân đã có ý kiến về việc mua nước sạch, nhưng không được chấp nhận. Thôn đã kiến nghị lên UBND xã thông qua đơn vị nước sạch để bà con được mua nước, song vẫn chưa thấy hồi âm… Từ khóa tôi làm đến nay, chưa thấy cơ quan chuyên môn nào về khảo sát nguồn nước cũng như địa chất ở đây…”.

Dân thôn Cao Lĩnh phải mua từng can nước để sử dụng. Nhà anh Phùng Văn Thuyết, mỗi tháng mất 400 nghìn đồng tiền mua nước, với giá 50.000đ/m3, một xe công nông khoảng 3m3, dùng tiết kiệm (dùng nấu ăn và rửa rau) chỉ được một tuần. Anh Thuyết làm nghề sửa chữa ti vi, nên có đồng ra đồng vào, còn các hộ khác làm ruộng có khi phải bán lúa để mua nước.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.