Một phương án thu hồi đất khác lạ

Khu đất ruộng của người dân đã được doanh nghiệp xây dựng công trình
Khu đất ruộng của người dân đã được doanh nghiệp xây dựng công trình
TP - Hàng chục nông dân ở xã Trung Nguyên (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) bỗng dưng mất ruộng vì phương án thu hồi đất lạ của chính quyền xã: Mua quyền sử dụng đất ngắn hạn của nông dân rồi giao cho doanh nghiệp sử dụng dài hạn.  

Năm 2003, hàng chục hộ dân thôn Xuân Chiếm, xã Trung Nguyên (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) ký hợp đồng (không số) chuyển nhượng quyền sử dụng đất (được chia theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, được UBND huyện Yên Lạc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) năm 1996) tại xứ đồng Ruộng Khanh. Theo đó, có 44 hộ đã ký chuyển nhượng cho UBND xã Trung Nguyên với tổng diện tích 15.801m2. Hợp đồng ghi rõ, thời hạn chuyển nhượng là 10 năm, từ ngày 1/1/2004 đến 31/12/2013. Số tiền UBND xã Trung Nguyên trả cho các hộ dân là 137,482 triệu đồng, từ nguồn ngân sách xã. Số tiền UBND xã trả cho các hộ dân không cố định từ 8.800 đồng đến 9.400 đồng/m2.

Ngày 12/1/2004 (giai đoạn 1), UBND xã Trung Nguyên có tờ trình gửi UBND huyện Yên Lạc đề nghị thu hồi và giao đất cho doanh nghiệp tư nhân Thu Thành (DNTN Thu Thành) thuê để xây dựng cơ sở đúc và cán thép phế liệu tại xã Trung Nguyên. Sau khi UBND huyện Yên Lạc có tờ trình, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định thu hồi 5.326m2 đất (chi phí bồi thường là 77,4 triệu đồng) và cho doanh nghiệp Thu Thành thuê 4.050m2 để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh tại khu đất này.

Ngày 2/7/2009 (giai đoạn 2), UBND xã Trung Nguyên lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng cho DNTN Thu Thành thuê đất mở rộng mua bán ô tô, xe công trình tại xã Trung Nguyên với diện tích là 4.093m2 (chi phí bồi thường là 229,2 triệu đồng). Sau khi được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt, cho thuê đất xây dựng, mở rộng cơ sở mua bán ô tô, DNTN Thu Thành được Sở TNMT Vĩnh Phúc cấp GCNQSDĐ năm 2011.

Đáng chú ý, tại các thời điểm UBND xã Trung Nguyên trình UBND huyện Yên Lạc đề nghị thu hồi đất giao cho doanh nghiệp đều ghi diện tích đất trên là đất 5% do UBND xã quản lý. Thực tế, đây là quỹ đất I các hộ dân đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho UBND xã Trung Nguyên như đã nêu ở trên.

Người dân đứng trước thực tế bị mất ruộng vĩnh viễn đã làm đơn gửi các ngành chức năng. Ngày 20/4/2012 UBND huyện Yên Lạc có Kết luận (xác minh làm rõ trách nhiệm của cá nhân tổ chức tự ý thu tiền bồi thường, hỗ trợ ở xã Trung Nguyên) nêu: Về việc UBND xã Trung Nguyên lập tờ trình (đề nghị mức thu tiền bồi thường GPMB đất 5% cho doanh nghiệp thuê thời hạn 49 năm và sử dụng tiền bồi thường GPMB của doanh nghiệp) đề nghị HĐND xã ra nghị quyết là trái thẩm quyền, vi phạm quy định nhà nước. UBND xã tự ý xây dựng phương án bồi thường, GPMB để DNTN Thu Thành thuê đất, mở rộng cơ sở sản xuất trái thẩm quyền, có nội dụng không đúng quy định về bồi thường GPMB. Ngoài ra, Kết luận còn nêu, UBND xã thu tiền bồi thường GPMB để ngoài ngân sách, chi, sử dụng, cất giữ không đúng quy định.

Thời điểm đó, UBND huyện Yên Lạc giao UBND xã Trung Nguyên xây dựng phương án khắc phục các vi phạm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả trước 30/5/2012.

Đến hết năm 2013, các hộ dân thôn Xuân Chiếm tiếp tục đề nghị UBND xã Trung Nguyên trả lại quyền sử dụng đất nông nghiệp để tiếp tục canh tác vì đã hết thời hạn theo hợp đồng. Tuy nhiên, cho đến nay dù nhiều lần kiến nghị người dân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.