Nghịch lý doanh nghiệp xin cấp đất ruộng của dân xây nhà máy

Ngoài xúc cát thô vùng mỏ đem bán rồi án binh bất động, dự án xây dựng nhà máy chế biến và sản xuất các sản phẩm tinh từ cát trắng của Cty Việt Phương đặt tại KCN Phong Điền cứ dậm chân tại chỗ.
Ngoài xúc cát thô vùng mỏ đem bán rồi án binh bất động, dự án xây dựng nhà máy chế biến và sản xuất các sản phẩm tinh từ cát trắng của Cty Việt Phương đặt tại KCN Phong Điền cứ dậm chân tại chỗ.
TP - Trong khi Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế) hình thành từ nhiều năm nay vẫn còn trống vắng, một doanh nghiệp đến từ Hà Nội vốn đã chậm triển khai dự án nhà máy chế biến cát đặt ngay trong khu công nghiệp lại muốn “ôm” đất nông nghiệp của dân để làm cơ sở sản xuất, khiến dư luận bất bình.

Bỏ không khu công nghiệp

Từ hơn 6 năm nay, Cty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (Cty Việt Phương) được cơ quan có thẩm quyền cấp hàng trăm ha đất tại xã Phong Hiền (huyện Phong Điền) để làm mỏ nguyên liệu phục vụ chế biến, sản xuất cát tinh và các sản phẩm từ cát trắng. Cũng ngần ấy thời gian, ngoài xúc cát thô vùng mỏ đem bán rồi án binh bất động, dự án xây dựng nhà máy chế biến và sản xuất các sản phẩm tinh từ cát trắng của Cty Việt Phương đặt tại Khu công nghiệp (KCN) Phong Điền cứ dậm chân tại chỗ. Dự án nhà máy chế biến này sau đó được HĐND tỉnh TT-Huế đưa vào diện giám sát đặc biệt để xem xét thu hồi vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Cty Việt Phương lại đề xuất xin được cấp đất tại xã Phong Hiền, hiện là đất ruộng của dân, ngay gần mỏ cát nguyên liệu để xây dựng nhà máy, khiến dư luận nhân dân bất bình, chính quyền địa phương cũng tỏ ra hết sức thận trọng trước yêu cầu này của doanh nghiệp.

Điều đáng nói ở đây, trong khi nhà máy chế biến cát tại KCN Phong Điền chỉ là “bánh vẽ”, dự án này sau đó được đưa vào diện giám sát chặt để thu hồi, thì mới đây, UBND tỉnh TT-Huế lại có chủ trương tiếp tục đồng ý cho Cty Việt Phương và Cty Quarzwerke (CHLB Đức) đầu tư dự án xây dựng nhà máy chế biến bột, cát thạch anh ít sắt chất lượng cao (Hue Premium Silica) tại khu vực xã Phong Hiền, ngay cạnh mỏ cát rộng hàng trăm hecta đã được tỉnh cấp đất trước đó. Được cấp hàng trăm hecta đất mỏ tại Phong Hiền rồi để đó, mục tiêu giải quyết công ăn việc làm cho dân địa phương sau khi hình thành nhà máy chế biến đặt trong KCN chỉ là lời hứa hão từ nhà đầu tư, thì nay, doanh nghiệp này lại muốn “ôm” thêm nhiều hecta đất nông nghiệp, khiến bà con nông dân Phong Hiền hết sức bức xúc. Người dân lo rằng, doanh nghiệp lập nhà máy cạnh mỏ chỉ nhằm mục đích múc cát đem bán.

Thâu tóm đất ruộng của dân

Mới đây, khi tiếp xúc với PV, dân xã Phong Hiền bức xúc phản ánh: Năm 2012, Cty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương được cấp mỏ cát trắng trên địa bàn xã Phong Hiền phục vụ làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến đặt tại KCN Phong Điền. Tuy nhiên, qua nhiều năm, trong khi nhà máy vẫn chưa thấy đâu, doanh nghiệp chưa giải quyết được công ăn việc làm cho bà con, thì một lượng lớn cát trắng tại đây đã bị múc bán thô, gây ảnh hưởng đến môi trường, làm hư hỏng hệ thống đường sá chính đi qua xã. Từ thực tế đó, người dân nhiều lần nêu ý kiến phản đối, bày tỏ sự lo ngại về nhà đầu tư có dấu hiệu “tay không bắt giặc”, qua những dịp Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đại biểu HĐND các cấp về họp tiếp xúc cử tri…

Còn theo ông Trần Đức Thiện, Chủ tịch UBND xã Phong Hiền, dự án Nhà máy chế biến bột, cát thạch anh ít sắt chất lượng cao tại thôn Vĩnh Nãy có chủ trương xin thu hồi 7,43 ha đất (phần lớn là đất nông nghiệp của dân). Đặc biệt, khu vực xin đầu tư nhà máy không nằm trong quy hoạch sử dụng đất xây dựng của xã. Vị trí này lại nằm trên tuyến đường dân sinh phục vụ sản xuất, đi lại, vận chuyển hàng hóa của dân. Khi doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy, người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.