"Phố thang giữa lòng Hà Nội”: Trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư

"Phố thang giữa lòng Hà Nội”: Trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư
TP - "Phường cũng đã đề nghị lên quận xin ý kiến nhưng chưa nhận được trả lời. Trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư", ông Lê Văn Mão, Chủ tịch UBND phường Thịnh Liệt, đơn vị hành chính quản lý địa bàn này cho biết.

>> “Phố thang” giữa lòng Hà Nội

"Phố thang giữa lòng Hà Nội”: Trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư ảnh 1
Ông Thể đã 5 năm trèo thang lên xuống nhà mình.
Ảnh: Phùng Sưởng

Theo ông Mão, hiện có 8 hộ dân sống khu vực phía bắc bến xe hoàn toàn không có lối đi mà phải dùng thang tre đi nhờ qua Bến xe Giáp Bát. ông Lê Văn Mão,

Nm 1992, UBND TP Hà Nội có quyết định thu hồi 2,2 ha đất của xã Thịnh Liệt khi đó thuộc huyện Thanh Trì để thực hiện dự án hồ điều hoà Kim Đồng, do Tổng Cty đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Xây dựng (HUD) làm chủ đầu tư.

Trong quá trình thực hiện dự án, thành phố đã có quyết định chuyển 49 hộ dân, trong đó có 8 hộ dân nói trên ( khảo sát tại thời điểm đó) đến khu vực ao cây dừa.

Tuy nhiên, một số hộ dân có thắc mắc và thành phố có thành lập đoàn thanh tra về kiểm tra dự án này. Dự án bị đình trệ từ mười năm nay. Sở dĩ có 8 hộ dân không có lối đi bởi lẽ trước đó các hộ dân mở lối đi và mở cửa hàng kinh doanh sang bến xe nhưng đến năm 2003, bến xe xây tường bao.

Vậy chính quyền đã có giải pháp gì để giải quyết khó khăn đối với những hộ dân tại đây?

UBND quận Hoàng Mai đã có hai cuộc họp tại quận đề nghị với chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án. Từ khi thực hiện dự án trước đến nay, chính sách GPMB có nhiều thay đổi. 49 hộ ban đầu nay đã phát sinh lên nhiều.  

Thưa ông sau hai lần họp bàn, đến nay chủ đầu tư đã xuống làm việc với phường lần nào chưa?

Chủ đầu tư vẫn chưa xuống làm việc với phường về việc có tiếp tục thực hiện dự án hay không.

Với trách nhiệm của mình, phường đã có biện pháp nào để tháo gỡ những tồn tại của khu vực này?

Các cơ quan thông tin đại chúng đã phản ánh nhiều về nỗi khổ của những hộ dân này nhưng với cấp phường thì chúng tôi không giải quyết được gì. Bởi vì đối với 8 hộ này cũng như với nhiều hộ khác đã nằm trong phạm vi quyết định thu hồi đất của thành phố.

Hơn thế đã có những hộ nhận tiền đền bù. Rõ ràng đây là đất thuộc dự án nên phường không có điều kiện để can thiệp vào việc này.

Đến nay, các hộ dân vẫn khốn khổ vì dự án treo, vậy nhưng dường như chẳng đơn vị nào phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này?

Tôi nói lại rằng các hộ dân này nằm trên diện tích đất đã có quyết định thu hồi. Nhiều hộ dân đề nghị trong trường hợp dự án không được thực hiện thì phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân. Hay nếu thực hiện dự án thì phải triển khai sớm để dân ổn định cuộc sống. 

Phường cũng đã đề nghị lên quận xin ý kiến nhưng chưa nhận được trả lời. Trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư. Đúng ra, ngay sau khi có kết luận thanh tra, chủ đầu tư phải xin ý kiến thành phố để tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, đã chục năm nay, dự án không được triển khai còn các hộ dân thì vẫn sống trong điều kiện vô cùng khó khăn.

Thưa ông, trước mắt với số hộ đã có lối đi nhưng vẫn bắc thang qua Bến xe Giáp Bát thì phường có quan điểm xử lý như thế nào?

Ngoài 8 hộ không có lối đi thì cũng có hàng chục hộ dân khác dù đã có lối đi nhưng vẫn lợi dụng bắc thang sang bến xe để kinh doanh bán hàng, nhà trọ… Đây là việc làm vi phạm.

Đối với trường hợp này, chúng tôi đề nghị  Bến xe Giáp Bát phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý. Phường sẽ cùng phối hợp với bến xe.

Xin cảm ơn ông!

“Chúng tôi sẽ chưa xây dựng kios trước 8 hộ dân không có lối đi”

Cty QLBX Hà Nội lên kế hoạch xây dựng dãy kios xung quanh bến xe để ngăn ngừa việc dựng thang xuống bến. Tuy nhiên, nếu việc này được thực hiện có nghĩa là 8 hộ dân tại khu vực phía bắc Bến xe Giáp Bát sẽ chỉ còn lối đi “lên trời”.

Trao đổi với PV Tiền phong, ông Nguyễn Huy Quang, GĐ Cty Quản lý bến xe Hà Nội khẳng định, Cty sẽ xây dựng kios, tuy nhiên khu vực đi qua mặt 8 hộ dân không có lối đi sẽ chưa xây dựng kios ngay để tạo điều kiện cho các hộ dân này bắc thang qua bến xe làm lối đi.

 Về lâu dài, thành phố Hà Nội sẽ phải có biện pháp triệt để giải quyết tình trạng “phố thang” tại khu vực xung quanh bến xe.

MỚI - NÓNG