Quán bar, karaoke bị xử phạt thế nào nếu không đóng cửa phòng dịch?

TPO - Bất chấp “lệnh” tạm thời đóng cửa để chống dịch Covid-19 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, nhiều quán bar, quán karaoke, massage vẫn hoạt động, đón khách. Theo luật sư, việc cấm hoạt động để phòng dịch dựa vào Luật Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.

Như đã thông tin, trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố sáng 13/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung yêu cầu tất cả các quán bar, quán karaoke, các quán ca nhạc, các trung tâm di tích lịch sử, kể cả ở ngoại thành phải tiến hành phun khử khuẩn và trước mắt sẽ đóng cửa cho hết tháng 3/2020.

Dù vậy, theo khảo sát của PV, nhiều quán bar, quán karaoke tại các con phố Khương Trung (Thanh Xuân), Bùi Thị Xuân (Hai Bà Trưng), Trần Khát Trân (Hai Bà Trưng), Hồ Đền Lừ (quận Hoàng Mai)… vẫn hoạt động, đón khách. 

Quán bar, karaoke bị xử phạt thế nào nếu không đóng cửa phòng dịch? ảnh 1 Bất chấp lệnh cấm, quán karaoke ở 32 Hồ Đền Lừ vẫn đón khách. Ảnh - Long Vân

Theo luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), việc các quán bar, quán karaoke vẫn hoạt động sau chỉ đạo của UBND TP Hà Nội là vi phạm pháp luật. Cụ thể, dịch bệnh Covid-19 là bệnh truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng rất nhanh và nguy hiểm. Hiện Hà Nội và một số địa phương trong cả nước được xác định là vùng có dịch.

Chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được quy định tại Điều 52, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và được hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/09/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.

Việc tổ chức cá nhân vẫn phớt lờ chỉ đạo của Chủ tịch thành phố, tiến hành hoạt động kinh doanh vi phạm khoản 7, Điều 8 về những hành vi bị nghiêm cấm của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, điều khoản này quy định: “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”. 

Theo luật sư Nguyên, trường hợp các cơ sở kinh doanh không tuân thủ quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng thì có thể bị xử lý theo điểm C khoản 4, Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, mức phạt từ 5-10 triệu đồng.

Rất nhiều chủ nhà hàng, quán bar, quán karaoke cho rằng việc cấm hoạt động sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, chủ quán có nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, luật sư Nguyên lý giải, căn cứ diễn biến dịch bệnh, thành phố Hà Nội được xác định là đang trong thời gian có dịch. “Vì vậy, theo Điều 52 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm Chủ tịch thành phố Hà Nội ban hành quyết định trên là có cơ sở pháp lý”, luật sư Nguyên nói thêm.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.