Quy định về quốc tịch của Đại biểu Quốc hội khác công dân như thế nào?

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Đại biểu Quốc hội có quốc tịch Việt Nam và trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Đại biểu Quốc hội có quốc tịch Việt Nam và trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp
TPO - Sự việc của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Phú Quốc mang 2 quốc tịch (Việt Nam và Síp) được dư luận quan tâm trong mấy ngày vừa qua. Nhiều bạn đọc băn khoăn, mỗi công dân Việt Nam có thể có bao nhiêu quốc tịch; với đại biểu Quốc hội, có bị ràng buộc thêm quy định nào?  
Liên tục theo dõi vụ việc của Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc những ngày qua, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông cho hay, trong thực tế, nhiều trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phía nước ngoài cấp hộ chiếu và công nhận quốc tịch. Việc công dân Việt Nam có 2 quốc tịch và sử dụng đồng thời 2 hộ chiếu là không trái với quy định của pháp luật. 
Đối với ĐBQH, luật sư Bình cho hay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 đã bổ sung điểm a vào khoản 1 Điều 22 với yêu cầu ĐBQH “có một quốc tịch là quốc tịch Việt nam”. Điều khoản này không quy định ĐBQH chỉ được phép có duy nhất một quốc tịch Việt Nam. 
Quy định về quốc tịch của Đại biểu Quốc hội khác công dân như thế nào? ảnh 1 Luật Tổ chức Quốc hội
 Tuy nhiên, theo luật sư Bình, việc có quốc tịch thứ 2 cần được soi chiếu với các điều luật khác, các quy định của Đảng, Quốc hội và diễn biến thực tế của sự việc. Theo đó, Điều 22 luật Tổ chức Quốc hội hiện hành quy định, ĐBQH phải đáp ứng các tiêu chuẩn: trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp. Vậy một ĐBQH có 2 quốc tịch có đảm bảo sự trung thành hay không là một vấn đề được đặt ra, xem xét. Để đánh giá điều này cần xem xét thời điểm ĐBQH Phạm Phú Quốc nhập quốc tịch Síp, ĐBQH đã khai báo, chuyển tiền ra nước ngoài… như thế nào.
Theo luật sư Bình, khi xứ lý các vấn đề pháp lý đối với 2 quốc tịch thì trước hết vẫn áp dụng pháp luật Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội vì họ trước hết vẫn là công dân Việt Nam. Trong trường hợp, nước mà người đó mang quốc tịch thứ 2 mà quốc gia này áp dụng chế độ bảo hộ công dân và nước này có ý kiến can thiệp thì lúc đó sẽ giải quyết theo một trong hai trường hợp: 
Thứ nhất, nếu người đó thuộc đối tượng được miễn trừ ngoại giao (miễn trách nhiệm pháp lý cho cá nhân/tổ chức theo thông lệ quốc tế hoặc hiệp định giữa các nước) sẽ áp dụng theo các nội dung được miễn trừ. Nếu không được miễn trừ thì vẫn được giải quyết bình thường như một người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam thì do pháp luật Việt Nam xử lý.  
 Trường hợp người có quốc tịch việt nam có vướng mắc pháp lý ở Việt Nam rồi di chuyển/bỏ trốn ra nước ngoài sẽ thực hiện theo theo Luật Tương trợ tư pháp. Luật Tương trợ tư pháp quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.
MỚI - NÓNG