Rao bán cầu Long Biên?

Rao bán cầu Long Biên?
Rao bán cầu Long Biên?
TPO - Nếu được giao toàn quyền quyết định số phận cầu Long Biên (Hà Nội), tôi sẽ rao bán nó như người ta từng rao bán tháp Eiffel ở Pháp đầu thế kỷ XX.

Theo bạn, nên bảo tồn cầu Long Biên hay xây mới?

Tin, bài, ý kiến đóng góp của bạn đọc xin gửi về địa chỉ email của tòa soạn: online@tienphong.vn

Được kiến trúc sư Gustave Eiffel và các đồng nghiệp hoàn thành vào 1889, trùng với dịp kỷ niệm 100 Cách mạng Pháp, tháp Eiffel giữ kỷ lục công trình cao nhất thế giới trong vòng 40 năm.

Ngày nay, biểu tượng của Paris hoa lệ được định giá tới 344 tỷ bảng Anh, đứng đầu trong số những công trình có giá trị nhất châu Âu, theo một cuộc khảo sát mới đây của Phòng Thương mại Monza và Brianza (Italia).

Nhưng, điều oái oăm là biểu tượng của kinh đô ánh sáng từng bị rao bán sắt vụn vào những năm đầu thế kỷ XX.

Năm 1925, Viktor Lustig - trong vai quan chức chính phủ Pháp - gửi giấy mời đại diện 6 hãng chuyên thu gom sắt vụn tới gặp.

Sau khi rò rỉ “tin mật” tòa thị chính Paris không đủ sức kham nổi công trình đồ sộ này nên phải bán tháp Eiffel, Viktor đã vớ bẫm vì nhận các khoản lót tay của các đại gia sắt vụn.

Sau khi nhận tiền của Andre Poisson, Viktor rời Paris để lại triệu phú Andre một vố đau.

Tất nhiên việc rao bán tháp Eiffel hay cầu Long Biên chỉ là trò lừa đảo.

Rao bán cầu Long Biên? ảnh 1

Tháp Eiffel được định giá tới 344 tỷ bảng Anh

Trên thực tế, mỗi năm, tháp Eiffel thu hút xấp xỉ 6 triệu lượt du khách. Nếu tính kể từ khi bắt đầu mở cửa đón khách tham quan, “biểu tượng của Paris và nước Pháp” đón 200 triệu du khách.

Để vận hành "mỏ vàng" này, tháp Eiffel cần đến khoảng 500 nhân viên. Đón tiếp khách du lịch đến từ mọi quốc gia, tháp Eiffel mở cửa tất cả các ngày trong năm, từ 9 giờ tới 24 giờ trong khoảng 13/6 tới 31/8 và 9 giờ 30 tới 23 giờ trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Rao bán cầu Long Biên? ảnh 2

Toàn cảnh cầu Long Biên trong tương lai nhìn từ Bãi giữa Sông Hồng, phối cảnh dự án của Kiến trúc sư Nguyễn Nga

Tôi chợt nghĩ tới ý tưởng của Kiến trúc sư Nguyễn Nga - người đề xuất Dự án “Bảo tồn, Cải tạo, Phát triển Cầu Long Biên và khu vực liên quan, trung tâm thủ đô Hà Nội “ từ năm 2008.

Bà Nga đã đề nghị giữ nguyên 9 nhịp cầu nguyên thủy và cải tạo theo phương pháp cũ đinh tán ri-vê để triển lãm 2 đầu tàu hơi nước anh hùng. Những toa xe tàu cũ thành các quán cà phê và nhà hàng, được đặt trên một nền kính trong veo để thấy được tất cả mố trụ cầu cũ, đường ray xe lửa cũ cũng như sông Hồng chảy bên dưới.

Theo như thông tin của dự án Bảo tàng Ký ức cầu Long Biên sẽ là điểm đến của Du lịch Thế giới. Dự án sẽ tạo ra hàng trăm gói dịch vụ và hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân thủ đô Hà Nội và mang hình ảnh Việt Nam – một dân tộc anh hùng ra hội nhập với thế giới.

Tới đây, tôi lại không muốn bán cây cầu Long Biên nữa.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Thuận Phong
Hà Nội

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.