Hà Nội:

Sớm lập quy hoạch, chỉnh trang Vườn thú Thủ Lệ

Sớm lập quy hoạch, chỉnh trang Vườn thú Thủ Lệ
TP - Đề xuất cụ thể giải pháp xử lý các công trình có quy mô xây dựng kiên cố, diện tích thuê lớn thời gian thuê kéo dài - là nội dung quan trọng tại văn bản số 303/TB - UBND của thành phố chỉ đạo giải quyết, xử lý các vấn đề của Vườn thú Thủ Lệ 
Sớm lập quy hoạch, chỉnh trang Vườn thú Thủ Lệ ảnh 1
Vườn thú sẽ được lập quy hoạch, chỉnh trang để phục vụ nhân dân

Theo ông Nguyễn Trọng Lễ -Phó chánh văn phòng UBND TP Hà Nội, việc xử lý phải căn cứ vào sai phạm cụ thể, kiên quyết không có nghĩa là cực đoan, cứng nhắc.

Thời gian qua thành phố đã rất quan tâm việc xử lý, khắc phục sai phạm tại Vườn thú Thủ Lệ. Các cơ quan chức năng đã có kết luận, phân loại sai phạm.

Đồng thời đã kiến nghị thành phố biện pháp, lộ trình xử lý những sai phạm tại đây. Tinh thần chỉ đạo giải quyết vấn đề Vườn thú Thủ Lệ cần tuân theo chỉ đạo của thành phố tại văn bản số 303/TB-UBND ngày 12/9/2007.

Bởi đây là ý kiến của tập thể UBND TP trên cơ sở chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội tại buổi làm việc với Cty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội ngày 8/9/2007. Buổi làm việc có lãnh đạo HĐND, UBND TP và các sở ban ngành tham dự.

Theo ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội là việc  xử lý tại Vườn thú Thủ Lệ phải có lộ trình, kiên quyết, đúng pháp luật và quy định hiện hành.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, báo cáo đề xuất của các cơ quan có thẩm quyền, UBND TP yêu cầu các sở ngành, Cty Vườn thú Hà Nội nghiêm chỉnh thực hiện văn bản số 3448/UBND-ĐCNN về việc xử lý vi phạm về quản lý đất đai, xây dựng, tài chính tại Vườn thú Hà Nội.

Phía Sở GTCC có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo Cty Vườn thú xây dựng kế hoạch, lộ trình, tiến độ thực hiện theo văn bản chỉ đạo của thành phố.

Đồng thời chủ trì, phối hợp với UBND quận Ba Đình, Sở TNMT&NĐ, Sở Xây dựng, Tài chính, Sở QHKT xem xét kế hoạch, lộ trình xử lý của Vườn thú Hà Nội trình UBND TP để chỉ đạo thực hiện cụ thể theo nguyên tắc:

Đình chỉ ngay các vi phạm trật tự xây dựng đang tiếp tục diễn ra; tổ chức kiểm tra đề xuất biện pháp xử lý các công trình xây dựng sai phép, không phép tại công viên.

Tổ chức lập quy hoạch chi tiết (1/500) đối với việc sử dụng đất tại Công viên Thủ Lệ, trên cơ sở đó lập dự án để chỉnh trang, xây dựng công viên. Cùng với đó, cần có đề xuất cụ thể giải pháp xử lý các công trình có quy mô xây dựng kiên cố, diện tích thuê lớn, thời gian thuê kéo dài.

Trao đổi với Tiền phong, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho rằng: Cty Vườn thú và quận Ba Đình rất thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý, dẫn đến có phần hơi nóng vội như yêu cầu phải thanh lý ngay các hợp đồng với các điểm kinh doanh như Thuỳ Linh, Làng Việt, hoặc đề nghị cắt điện nước của các điểm kinh doanh khác.

Thực ra, việc xử lý những điểm kinh doanh như vậy cần phải có lộ trình, phù hợp và cần tính đến các yếu tố khác như việc lập quy hoạch chi tiết, gắn với chỉnh trang công viên-vườn thú này.

Vấn đề là làm sao để vườn thú hoạt động hiệu quả, đúng công năng. Các điểm kinh doanh dịch vụ cũng phải hướng đến phục vụ khách tham quan vườn thú, chứ không nên chỉ hướng ra bên ngoài như hiện nay.

Được biết, thời gian qua UBND TP Hà Nội đã tích cực đôn đốc, chỉ đạo lãnh đạo Vườn thú, UBND quận Ba Đình và các ngành giải quyết vấn đề Vườn thú theo đúng tinh thần văn bản trên.

Trong tháng 11 này, quận Ba Đình và Cty Vườn thú Hà Nội đang chuẩn bị báo cáo, đề xuất thành phố kế hoạch, lộ trình tiếp theo trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại của Vườn thú-trong đó có việc lập quy hoạch chi tiết 1/500;

Kế hoạch chỉnh trang Vườn thú nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, vui chơi giải trí của nhân dân Thủ đô và cả nước theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Vườn thú đã được thành phố phê duyệt.

Theo báo cáo của Cty Vườn thú và các cơ quan chức năng, việc liên doanh, liên kết với các đơn vị tổ chức các dịch vụ từ nhiều năm qua.

Hiện, có 13 đơn vị có ký hợp đồng liên kết với Cty Vườn thú, trên cơ sở căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Vườn thú do thành phố quy định. Đến thời điểm này, có một số đơn vị được tiến hành thanh lý hợp đồng với Cty do đã hết thời hạn.

Những trường hợp còn lại, thời hạn hợp đồng tới 5-6 năm hoặc hơn. Điều đáng nói là, theo Quyết định 227/2005/QĐ - UB ngày 16/12/2005 của UBND TP Hà Nội ban hành Điều lệ hoạt động của Vườn thú Thủ Lệ khi chuyển đơn vị này thành Cty nhà nước đã quy định ngoài nhiệm vụ của Vườn thú hiện nay, Cty được “đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trọng tâm là: Vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống và các loại dịch vụ khác như văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch sinh thái…”.

Căn cứ quyết định này, Cty Vườn thú Hà Nội đã ký các hợp đồng liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân tổ chức dịch vụ như hiện nay.

Cũng theo QĐ 227, Cty Vườn thú phải chủ động cân đối để tự bù đắp thu chi theo lộ trình giảm chi ngân sách năm 2005 (từ 70%) để đến năm 2015 sẽ không còn phụ thuộc ngân sách nữa.

Theo đó, Cty được quản lý, sử dụng và phát triển các nguồn lực do Cty làm chủ sở hữu bao gồm tài sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Cty.

Hiện, các đơn vị có hợp đồng liên kết với Cty Vườn thú đã cam kết sửa sai, đồng thời kiến nghị lãnh đạo thành phố có hướng xử lý thoả đáng, trên cơ sở quy định của pháp luật và những quy định mà thành phố đã ban hành, trong đó có QĐ227/QQD-UB.

Như vậy, việc đầu tiên cần tính đến khi giải quyết vấn đề Vườn thú chính là lập một quy hoạch chi tiết cho Vườn thú để có được một kế hoạch sử dụng tài nguyên đất đai ổn định, hiệu quả nhất.

Còn hiện nay, khi giải quyết vấn đề Vườn thú Thủ Lệ, thành phố đã căn cứ vào những quy định của pháp luật và những văn bản do thành phố ban hành sao cho có hiệu quả tốt nhất. Điều đó cần tuân theo một lộ trình, không quá cực đoan và máy móc.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.